Đào tạo

Quang cảnh lớp học dạy ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài

Chuyên nghiệp

Môi trường đào tạo và làm việc chuyên nghiệp đảm bảo cho người lao động có một hành trang vững chắc để tự tin đi làm việc tại nước ngoài.

Giờ thể thao của các học viên lao động

Hình ảnh các học viên đang vui chơi giải trí trong giờ thể thao tại công ty

Môi trường làm việc tại Đài Loan

Hình ảnh một lao động đã bay và đang làm việc tại một công ty ở Đài Loan

Nhà máy

Môi trường làm việc tốt.

Oct 17, 2013

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Cửa mở nhưng không dễ

Đơn đặt hàng yêu cầu nhân lực của Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy nhiên, những chính sách siết chặt trong quản lý trong thời gian lao động cũng được áp dụng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Thanh, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Nhật Bản là thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động bởi nhu cầu cần nhiều và mức lương khá cao. Hiện, Cục đang tiếp tục đàm phán với phía Nhật Bản nhằm tăng cường số lượng xuất khẩu lao động sang nước bạn.

Trái với lo ngại rằng, thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản sẽ sụt giảm sau thiệt hại của động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3 vừa qua, thị trường này lại bất ngờ trở nên sôi động. Cụ thể, nếu như trong 3 tháng đầu năm, trung bình, cả nước chỉ có hơn 200 lao động sang Nhật Bản làm việc mỗi tháng, thì trong tháng 4, đã có tới gần 600 người và tháng 5 là gần 500 người xuất cảnh sang thị trường này làm việc. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đặc biệt này là gì thưa ông?

Thảm họa động đất mạnh 8,9 độ Richter xảy ra ở miền bắc Nhật Bản cách thủ đô Tokyo 400 km ở độ sâu 20 dặm (32 km) đã gây thiệt hại lớn và gây ra sóng thần quanh Thái Bình Dương và sau đó dẫn đến sự cố ở nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima. Tuy nhiên, kể cả trong thời điểm nhạy cảm nhất toàn bộ TNS Việt Nam đều an toàn và làm việc bình thường, không có trường hợp nào tự ý bỏ về nước. Thậm chí, có nhiều TNS còn tình nguyện làm thêm giờ để góp tiền ủng hộ những nạn nhân của trận động đất, sóng thần. Với sự thể hiện đó, người lao động Việt Nam đã giành được thiện cảm đặc biệt trong mắt chủ sử dụng lao động ở đất nước này, bởi tinh thần trách nhiệm và tinh thần tương thân tương ái khi hoạn nạn xảy ra. Hiện nay, số lượng hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại Nhật Bản đăng ký tại Cục tăng cao so với trước. Các doanh nghiệp phái cử cũng cho biết, họ ký kết được nhiều đơn hàng với các điều khoản có lợi cho người lao động.

Được biết, Việt Nam sẽ cung cấp nhân lực cho cả những ngành nghề đòi hỏi chất lượng cao?

Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần.
Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần. (Ảnh: CTV)

Cục đang tiếp tục bàn bạc, đàm phán phía Nhật Bản để áp dụng chương trình đưa y tá, hộ lý VN đang làm việc trong các bệnh viện để sang làm việc tại đây. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nghiên cứu, lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật. Riêng với Cục, ngoài chương trình TNS, sẽ có thêm nhiều chương trình cao cấp dành cho đối tượng là kỹ sư có vốn ngoại ngữ tốt để có thể làm việc độc lập ngay.

Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần. (Ảnh: CTV)
Có một thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp đang đau đầu vì không tuyển đủ lao động sang làm việc ở những thị trường truyền thống ít đòi hỏi như Maylaysia, Đài Loan. Trong khi đó, Nhật Bản lại là thị trường đòi hỏi khá cao. Nếu vậy, vấn đề đáp ứng nhân lực sang Nhật Bản sẽ càng khó khăn?

Thực tế sang Nhật Bản xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay không còn khó như nhiều người vẫn lo ngại. Phía bạn đã sang tận VN để tuyển trực tiếp với yêu cầu trình độ cao hơn so với các thị trường lao động phổ thông Maylaysia, Đài Loan. Tuy nhiên người lao động lại không cần tay nghề cao, bởi phía bạn sẽ dạy nghề và trả lương TNS cho người lao động.

Mức thu nhập bình quân của mỗi TNS khoảng 80.000 – 100.000 Yên/tháng, tương đương 900 - 1.000 USD/tháng (hơn 20 triệu đồng/tháng/người). Công việc đang cần lao động Việt Nam nhiều nhất là cơ khí, may mặc, điện tử, nông nghiệp, chế biến thủy sản...Vì thế, Nhật Bản đang là địa chỉ hấp dẫn đối với sinh viên mới ra trường đã được đào tạo bài bản.

Mức chi phí mà người lao động phải trả để được sang Nhật làm việc là bao nhiêu thưa ông?

Hiện nay, chi phí tối đa không được 1 tháng lương (khoảng 1.000 USD/tháng/người). Ngoài ra, có DN còn đưa ra mức thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, vé máy bay, chỗ ở được hỗ trợ miễn phí toàn
bộ.

Trên 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh: CTV)

Trên 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh: CTV)

Lại thêm một thực trạng đã diễn ra tại Nhật là có đến 30% TNS đã bỏ trốn không về nước khi hết hạn hợp đồng lao động. Nhất là khi Nhật Bản áp dụng cơ chế, yêu cầu các chủ sử dụng lao động nước ngoài không nhận tiền đặt cọc của TNS (kể từ ngày 1/7/2010). Tình trạng này cũng đã diễn ra tại Hàn Quốc, khiến thị trường này lo ngại nên đã tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam?

Đây thực sự là vấn đề nan giải đã được Cục lường trước và rút kinh nghiệm. Tình trạng bỏ trốn sẽ hạn chế trong thời gian tới, bởi Cục đã yêu cầu các công ty phái cử và doanh nghiệp tiếp nhận thít chặt ngay từ khâu tuyển và đảm bảo các chế độ tốt nhất cho người lao động. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ mạnh tay hơn trong việc kiểm soát người lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, nếu TNS bỏ trốn bị bắt được sẽ trục xuất ngay về nước. Cùng đó, nếu chính sách trong nước tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận TNS về nước “cống hiến” kèm lẫn mức lương khá cũng sẽ hạn chế được tình trạng bỏ trốn này.

Xin cảm ơn ông!

Xuất khẩu lao động: Những tín hiệu tích cực

Dù khủng hoảng kinh tế và thị trường Hàn Quốc bị "đóng băng” nhưng tính trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã đưa được 62.616 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dự kiến mục tiêu đưa 80 ngàn lao động đi làm việc nước ngoài sẽ cán đích. Đặc biệt, năm 2013 là năm đột phá trong lĩnh vực XKLĐ chất lượng cao sang Đức, Nhật Bản.



Làm điều dưỡng tại Nhật Bản có thu nhập từ 40-50 triệu đồng/tháng

XKLĐ chất lượng cao: Tín hiệu vui

Nếu những năm trước, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có tới hơn 90% là lao động phổ thông, thì XKLĐ trong thời gian gần đây đang dần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động thay vì chỉ chạy theo số lượng. Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của Việt Nam đang dần hé mở. Cụ thể, những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý Việt sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi, tạo nên hy vọng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nghề điều dưỡng, hộ lý tại các nước phát triển.

Ông Nimonjima Osamu - Giám đốc Tổ chức phát triển Mạng lưới Nhân lực châu Á của Nhật Bản - cho biết, để bổ sung nguồn nhân lực trong ngành y tế, Nhật Bản đã mở cửa tiếp nhận điều dưỡng và hộ lý đến từ 3 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines và Indonesia. Gần đây, Bộ Y tế Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản vừa thông báo, trong những năm tới, nếu việc thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản làm việc có kết quả tốt thì mỗi năm Nhật Bản sẽ có nhu cầu tiếp nhận 500 điều dưỡng và hộ lý Việt Nam.

Trước đó, trong tháng 6-2013, khi triển khai lấy ý kiến về nhu cầu tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý Việt Nam, đã có 125 cơ sở y tế Nhật Bản đăng ký tham gia chương trình và đề nghị tiếp nhận đợt đầu tiên là 245 ứng viên hộ lý và 59 điều dưỡng viên Việt Nam vào năm 2014. Con số này gấp đôi số lượng ứng viên đã được tuyển chọn khóa 1 và đang đào tạo tiếng Nhật là 150 người cho thấy cơ hội việc làm tại Nhật là rất lớn. "Tuy số lượng lao động kỹ thuật sang làm việc tại Nhật Bản, Đức chưa nhiều nhưng nếu làm tốt, cứ đà này cánh cửa XKLĐ chất lượng cao sẽ rộng mở và không khó đối với Việt Nam - Ông Đào Công Hải nhấn mạnh.

Vẫn còn nhiều thách thức

Trước những nỗ lực từ phía Việt Nam, dự kiến trong tháng 10 này thị trường Hàn Quốc sẽ được nối lại. Đây được xem là tín hiệu khả quan góp phần xua tan nỗi lo lắng của hơn 11 nghìn lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn nhưng bị "gác” lại vì phía Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Đào Công Hải, thừa nhận, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức.

Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã đưa được 62.616 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ lệ rất ít với 439 lao động xuất cảnh, chủ yếu lao động về nước đúng hạn.

Trước thực tế này nhằm hạn chế số lao động bỏ trốn, Bộ LĐTB&XH đã có nhiều cuộc họp, làm việc với các địa phương nhằm tuyên truyền, vận động lao động về nước. Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải vẫn như "muối bỏ bể”. Thậm chí nhiều lao động ở Hàn Quốc nói thẳng với ngành chức năng rằng: Cơ hội sang Hàn Quốc lần thứ hai rất khó khăn nên dù biết sai vẫn cố ở thêm 1-2 năm nữa để "gỡ gạc” kiếm chút vốn”. Với tâm lý này, vấn đề kiểm soát lao động bỏ trốn thực sự rất gian nan - Ông Đào Công Hải nói.

Đáng lo ngại, theo ông Đào Công Hải dù chưa chính thức ký kết lại bản thỏa thuận EPS để khai thông thị trường Hàn Quốc nhưng tại nhiều địa phương, đã bắt đầu xuất hiện các loại "cò mồi” lừa đảo tiền NLĐ. Nhiều "cò mồi” đã tung tin thị trường Hàn Quốc mở cửa, nếu lao động có nhu cầu sẽ hỗ trợ để cho lao động đi nhanh hơn.

4 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên

Theo Bộ LĐTB & XH, nếu thuận lợi, 4 nhóm đối tượng thuộc diện ưu tiên sẽ có cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc ngay trong năm nay. Cụ thể gồm: 11.096 lao động đã đỗ các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012; 755 ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký kiểm tra TOPIK - EPS tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra; hơn 2.000 lao động về nước đúng hạn, đã đỗ kỳ kiểm tra TOPIK - EPS trên máy tính mà chưa sang lại Hàn Quốc và các lao động trong ngành ngư nghiệp.

                                                                                                                         Theo Đại đoàn kế

Xem tất cảBài mới

Xem tất cảBài mới