Đào tạo

Quang cảnh lớp học dạy ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài

Chuyên nghiệp

Môi trường đào tạo và làm việc chuyên nghiệp đảm bảo cho người lao động có một hành trang vững chắc để tự tin đi làm việc tại nước ngoài.

Giờ thể thao của các học viên lao động

Hình ảnh các học viên đang vui chơi giải trí trong giờ thể thao tại công ty

Môi trường làm việc tại Đài Loan

Hình ảnh một lao động đã bay và đang làm việc tại một công ty ở Đài Loan

Nhà máy

Môi trường làm việc tốt.

Showing posts with label Tin tức. Show all posts
Showing posts with label Tin tức. Show all posts

Feb 11, 2014

Bộ trưởng nói về cải cách tiền lương, xuất khẩu lao động

Đầu năm mới, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội nói về giải quyết quan hệ lao động tiền lương theo hướng thị trường.
Năm 2013 là năm Bộ Luật Lao động bắt đầu có hiệu lực, đã có 13 Nghị định và 9 thông tư hướng dẫn được ban hành, đánh dấu nhiều sự thay đổi trong việc điều chỉnh quan hệ lao động phù hợp với quá trình hội nhập.
Trong cuộc trao đổi với báo chí trong dịp đầu năm mới 2014, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh, sự ra đời của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ giúp giải quyết mối quan hệ lao động, tiền lương hiện nay theo hướng kinh tế thị trường.

- Thưa Bộ trưởng, theo Bộ trưởng đánh giá thì đâu là điểm sáng đáng chú ý nhất trong năm 2013 của ngành Lao động -Thương binh và Xã hội?

Trong năm 2013, Bộ luật Lao động sửa đổi chính thức có hiệu lực với sự ra đời và đi vào hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, nhiều vấn đề mới về quan hệ  lao động, tiền lương được hướng dẫn thực hiện cụ thể là một điểm sáng trong công tác lao động của ngành.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng năm 2014 quan hệ lao động sẽ được cải cách mạnh mẽ. (Ảnh: TTXVN)

Để đảm bảo các quy định của bộ Luật Lao động sửa đổi đi vào cuộc sống, trong năm 2013, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ trì, tham mưu ban hành 13 Nghị định, 09 Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ Luật.

Điểm nổi bật trong triển khai thực thi Bộ Luật Lao động năm 2013 là lần đầu tiên ở Việt Nam có Hội đồng Tiền lương quốc gia. Đây là cơ quan có chức năng tư vấn trực tiếp đến Chính phủ các vấn đề liên quan đến chính sách tiền lương như: Nghiên cứu đưa ra lộ trình, thời điểm điều chỉnh, mức điều chỉnh lương tối thiểu hàng năm theo yêu cầu của Chính phủ; mức lương tối thiểu vùng hàng năm và từng thời kỳ… 

Hội đồng đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 6/8/2013.  Đây là quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương theo kinh tế thị trường, phù hợp với quá trình hội nhập

- Thưa Bộ trưởng, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 đã đến, người có công và người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm, chăm lo Tết như thế nào?


Công tác chăm lo đời sống cho người nghèo đã được Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh là công tác trọng tâm. Riêng hoạt động chăm lo đời sống cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán 2014, theo đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ gạo cứu đói cho 14 tỉnh cho các hộ thiếu ăn trong dịp Tết.

Các địa phương trên cả nước cũng đã có kế hoạch hỗ trợ ăn Tết cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội. Mức hỗ trợ phổ biến 200.000-300.000 đồng/đối tượng.

Với đối tượng chính sách người có công, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương trong cả nước thực hiện chuyển quà của Chủ tịch nước đến các đối tượng chính sách theo Quyết định 12/QĐ-CTN ngày 06 tháng 1 năm 2014 với tổng số đối tượng hưởng quà là 1.471.900 người, tổng mức kinh phí quà tặng trên 397,3 tỷ đồng, với 2 mức quà 200.000 đồng và 400.000 đồng.
đài loan
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trao quà Tết cho các đối tượng chính sách. (Ảnh: Anh TUấn/TTXVN)

Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh, thành phố trích ngân sách, tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách. Đảm bảo tất cả các gia đình chính sách đều có Tết. Tu bổ tôn tạo các công trình ghi công liệt sỹ, tổ chức đặt vòng hoa viếng nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ trong dịp Tết.
- Thưa Bộ trưởng, mặc dù Việt Nam đã từng được đánh giá là "một điểm sáng thành công" trong xóa đói giảm nghèo nhưng lại chưa thực sự bền vững. Vậy xin Bộ trưởng cho biết, với trọng trách của mình, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ có những giải pháp đột phá gì trong năm 2014 để góp phần giảm nghèo bền vững?

Những giải pháp đột phá về góp phần giảm nghèo bền vững năm 2014 gồm có 3 nhóm giải pháp tập trung vào thay đổi về chính sách, tổ chức thực hiện và phân bổ nguồn lực.

Chúng tôi sẽ sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo trong thời gian tới cần đảm bảo các nguyên tắc giảm nghèo bền vững, hỗ trợ mới cần theo hướng như mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo.

Định hướng giảm nghèo trong thời gian tới cần phân loại nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể theo hướng có lộ trình, phân loại đối tượng và chính sách để giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm cụ thể, đồng thời tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo.

Về nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo, chúng ta tập trung ưu tiên bố trí ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội các vùng khó khăn.

Đặc biệt, trong năm 2014, chúng ta sẽ rà soát, đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ giảm nghèo bền vững, trên cơ sở đó lồng ghép các chính sách, loại bỏ các chính sách, chế độ chồng chéo, không hiệu quả. Một số chính sách hiện đang trợ cấp bằng tiền mặt sẽ được tích hợp thành một gói trợ cấp có điều kiện để giảm đầu mối cơ quan quản lý, chi trả và tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian, thủ tục, chi phí đi lại.. cho đối tượng thụ hưởng khi nhận trợ cấp.

- Một trong những lĩnh vực được xã hội rất quan tâm là xuất khẩu lao động đã có những tín hiệu có thể mở lại thị trường Hàn Quốc tạo cơ hội việc làm thu nhập cao cho hàng chục nghìn người lao động, xin Bộ trưởng cho biết thêm về vấn đề này?

Ngày 31/12/2013, tôi đã ký Bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc nối lại việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc theo đúng thỏa thuận đã ký giữa hai Bộ trưởng trong dịp Tổng thống Hàn Quốc sang thăm Việt Nam tháng 9/2013.

Đây là kết quả của những nỗ lực hơn một năm qua của Việt Nam và Hàn Quốc trong việc thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp. Chúng ta đã thực hiện tuyên truyền, vận động rộng khắp trong nước và tại Hàn Quốc để nâng cao nhận thức của người lao động, ban hành các chính sách mới bao gồm chế tài hành chính và kinh tế để ngăn ngừa tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước. Kết quả, tỷ lệ lao động đi làm việc ở Hàn Quốc không về nước đã giảm từ 53,1% cuối năm 2012 xuống còn 38,2% cuối năm 2013.

- Như vậy hiện nay vẫn còn gần 40% số lao động Việt hết hạn hợp đồng không về nước tại Hàn Quốc. Xin Bộ trưởng cho biết những biện pháp nào để triển khai để giải quyết rốt ráo vấn đề này?

Việc tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước trong tháng 10/2013 giảm xuống còn 38,2% so với 53,1 % quý 4/2012 là kết quả của những nỗ lực rất lớn từ hai phía Việt Nam và Hàn Quốc.

Theo tôi, để tập trung giảm tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước, tiến tới ký Bản ghi nhớ bình thường vào cuối năm 2014, một mặt chúng tôi tạo điều kiện tốt nhất cho những lao động thực hiện tốt pháp luật, mặt khác chúng tôi đã chỉ đạo, phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc và các địa phương xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật với những quy định mới.

Các biện pháp quản lý lao động tại Hàn Quốc sẽ được tăng cường. Văn phòng Quản lý lao động tại Hàn Quốc sẽ phải hợp tác chặt chẽ với với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để có thể vận động đến từng đối tượng lao động chuẩn bị hết hạn hợp đồng và có những biện pháp vận động, tư vấn phù hợp để người lao động về nước đúng thời hạn, triển khai mạnh mẽ hơn nữa chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động đã về nước, tổ chức các hội chợ việc làm cho người lao động, hỗ trợ tín dụng, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục yêu cầu phía Hàn Quốc thực hiện xử phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp, phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam trong việc thực hiện các chế tại xử lý vi phạm.

Với quyết tâm của Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội, của các cơ quan cơ liên quan và chính quyền các địa phương, tôi tin là chúng ta sẽ đạt kết quả tốt cuối năm 2014 từ đó có thể ký Bản ghi nhớ bình thường về hợp tác đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.

-Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Feb 10, 2014

Mở phiên giao dịch việc làm đầu năm

Người lao động đăng ký hồ sơ xin việc tại phiên giao dịch đầu năm Giáp Ngọ.
Người lao động đăng ký hồ sơ xin việc tại phiên giao dịch đầu năm Giáp Ngọ.
NDĐT - Trong hai ngày 7 và 8-2, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh phối hợp với UBND TP Quảng Ngãi tổ chức mở sàn giao dịch việc làm đầu năm Giáp Ngọ, với sự tham gia của hơn 200 lao động tại địa phương.
Sàn giao dịch việc làm lần này có 39 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng (gồm 33 doanh nghiệp trong tỉnh, ba doanh nghiệp ngoài tỉnh, bốn cơ sở đào tạo nghề) với nhu cầu tuyển dụng 3.461 chỉ tiêu lao động. Trong đó, lao động phổ thông với 1.334 chỉ tiêu, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 1.727 chỉ tiêu, tuyển sinh đào tạo nghề 600 chỉ tiêu, 500 chỉ tiêu xuất khẩu lao động sang các nước Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Thù lao của người lao động khi được tuyển dụng, các doanh nghiệp chi trả theo công bố tại sàn từ 2,5 đến năm triệu đồng/tháng. Đối với lao động xuất khẩu, mức lương khởi điểm khá cao từ 1.200 đến 4.500 USD/tháng.
Năm 2013, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh đã tổ chức thành công 24 phiên giao dịch, thu hút 695 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với nhu cầu tuyển dụng trên 58.521 lao động. Thông qua các sàn giao dịch việc làm đã có hơn 12.580 lao động tham gia khai thác thông tin việc làm, 8.809 lao động được tư vấn việc làm, học nghề và tham gia xuất khẩu lao động. Kết quả có 3.510 lao động được giải quyết việc làm, đăng ký học nghề phù hợp.
Năm 2014, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi dự kiến tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Riêng dịp đầu Xuân Giáp Ngọ, trung tâm phối hợp tổ chức năm phiên giao dịch tại các huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ, Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP Quảng Ngãi để tạo điều kiện cho lao động có cơ hội tìm được việc làm phù hợp ngay sau Tết Nguyên đán. Dự kiến trong đợt này sẽ có khoảng 8.000 - 8.500 lao động tham gia tìm việc qua sàn.
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi Cao Đình Hòa cho biết: Trong những năm qua, có khoảng 60-70% lao động đăng ký giao dịch tại sàn qua các phiên giao dịch đầu xuân được giải quyết việc làm. Vì vậy, Sở đã chỉ đạo Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đa dạng hóa các hình thức giới thiệu việc làm không chỉ thông qua sàn giao dịch để người lao động có điều kiện tiếp cận tối đa với các thông tin của nhà tuyển dụng. Phấn đấu năm 2014, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho từ 3.500- 4.000 lao động tìm việc, trong đó xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho 500 lao động tại địa phương.
MINH TRÍ

Nov 28, 2013

Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động bằng “biện pháp mạnh”

Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động bằng “biện pháp mạnh”
Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) của các doanh nghiệp là động thái quyết liệt được Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tiến hành vừa qua.

Với việc ra văn bản yêu cầu 10 doanh nghiệp đưa người lao động sang Đài Loan tạm đình chỉ cung ứng lao động, giải trình về việc thu phí cao quá mức quy định, Cục QLLĐNN muốn làm rõ việc có hay không giữa các doanh nghiệp trong nước và công ty môi giới Đài Loan (Trung Quốc) thông đồng để tạo sức ép, thu thêm tiền của người lao động...

Thu phí quá cao, người lao động ký nợ khống

Ngày 31-10-2013, Cục QLLĐNN có hàng loạt văn bản do Cục trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh ký, yêu cầu đình chỉ việc cung ứng lao động sang Đài Loan, từ tháng 11-2013 đến ngày 5-12-2013, đối với 10 doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ XKLĐ, bao gồm Công ty CP Cung ứng lao động và dịch vụ xây dựng thủy lợi (Hycolasec), Công ty CP Cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng (Halasuco), Công ty TNHH MTV Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ, Công ty CP XNK Tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (Vinagimex), Tổng Công ty CP Thương mại xây dựng (Viettracimex), Công ty CP Xây dựng - dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO), Công ty CP Simco Sông Đà, Công ty CP XNK Than (V-Coalimex) và Công ty CP Cung ứng nhân lực quốc tế (Polimex).

Trao đổi với PV Báo Hànộimới trưa 27-11 về nguyên nhân của vụ việc này, ông Nguyễn Xuân Tạo, Trưởng phòng Đài Loan - Châu Âu, Cục QLLĐNN, cho biết: Vừa qua, trong thời gian từ ngày 16-7 đến 6-9, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Cục đã cử đoàn công tác sang Đài Loan phối hợp với Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc kiểm tra và phỏng vấn trực tiếp một số nhà máy có người lao động Việt Nam đang làm việc. Căn cứ vào phiếu người lao động trả lời, tình hình thực tế (người lao động có đơn thư gửi Cục QLLĐNN, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Ủy ban Lao động Đài Loan), Cục đã phát hiện 10 công ty ở Việt Nam thu phí đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan cao hơn so với quy định, người lao động phải lập giấy vay nợ khống không đúng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Cục QLLĐNN đã yêu cầu các doanh nghiệp này giải trình (chậm nhất 3 ngày trước khi thời hạn tạm dừng kết thúc) và phải có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết về việc thu phí cao hơn quy định, làm rõ việc người lao động đề cập là ký giấy vay nợ khống.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Đài Loan là thị trường xảy ra nhiều vi phạm của doanh nghiệp, chủ yếu là hành vi thông đồng với công ty môi giới nâng phí cao quá mức quy định. Theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, tổng chi phí của người lao động đi làm việc tại Đài Loan trong các ngành công nghiệp không vượt quá 4.500USD/người/3năm, trong đó tiền môi giới không quá 1.500USD/ người, tiền đặt đọc không quá 1.000 USD; giúp việc và chăm sóc sức khỏe không vượt quá 3.800USD/ người/3 năm và tiền môi giới không vượt quá 800USD/người. Tuy nhiên trên thực tế, người lao động đi làm việc tại thị trường này thường phải trả từ 5.000USD đến 7.000USD. Đây là bức xúc từ nhiều năm qua, mặc dù cơ quan chức năng thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử phạt nhưng cũng chỉ giải quyết được "phần ngọn".

Doanh nghiệp nói gì?

Trong số 10 doanh nghiệp bị tạm đình chỉ cung ứng lao động sang thị trường Đài Loan thời điểm này, dư luận đặc biệt quan tâm đến một doanh nghiệp nhà nước là "con cưng" của Bộ LĐ-TB&XH: Công ty SONA. Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực XKLĐ, chỉ tính riêng số lao động do công ty cung ứng sang Đài Loan thời gian qua đã lên đến hơn 5.000 người. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về văn bản ngày 31-10 vừa qua của Cục QLLĐNN, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Tổng Giám đốc SONA cho biết, công ty đang soạn thảo văn bản giải trình theo yêu cầu của Cục QLLĐNN. Bà Nga cũng khẳng định, công ty có đủ căn cứ để cam kết với cơ quan chức năng về việc không thu phí của người lao động quá quy định, càng không có việc công ty ép người lao động ký giấy vay nợ khống.

Khi được hỏi về 12 trường hợp NLĐ tại Đài Loan đã phải trả mức phí quá quy định, từ 4.500USD đến 6.300USD cho công ty - theo như điều tra của Cục QLLĐNN - để được xuất cảnh lao động, bà Nga lý giải: "Đó có thể là tổng hợp chi phí cho chuyến đi mà người lao động đã phải chi trả trên thực tế, trong đó ngoài mức phí phải nộp theo quy định, người lao động còn mất thêm một khoản không nhỏ cho các tổ chức hoặc cá nhân môi giới. Những người này có thể đã từng sang Đài Loan lao động, thông thạo "đường đi nước bước" nay hết hạn về quê lại đưa anh em, họ hàng, thậm chí làm môi giới cho người muốn đi lao động. Công ty không trả phí cho những người này nhưng bản thân người lao động phải chi một khoản, nhiều hay ít còn tùy vào trình độ hiểu biết của chính người lao động. Để kiểm soát tình trạng này, trước khi người lao động xuất cảnh, công ty luôn công khai đơn hàng, mức phí bao nhiêu để người lao động so sánh. Tuy nhiên có một thực tế là ít người lao động dám công khai số tiền phải trả cho môi giới vì thực chất chỉ là thỏa thuận miệng. Nếu phát hiện người môi giới thu chênh lệch quá nhiều, chúng tôi cũng sẽ can thiệp. Mới đây, một trường hợp đã phải trả lại 400USD cho người lao động khi bị công ty phát hiện, xử lý. Điều quan trọng là bản thân người lao động phải tỉnh táo, trực tiếp tìm đến những tổ chức đáng tin cậy khi có ý định ra nước ngoài làm việc".

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN cũng cho rằng, số người lao động bị lừa đảo mất tiền, thậm chí nhiều tiền để được ra nước ngoài làm việc chủ yếu là người ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức hạn chế. Vì vậy để tránh mắc bẫy "cò mồi" hay các tổ chức lừa đảo người lao động có nhu cầu ra nước ngoài làm việc nên tìm đến Sở LĐ-TB&XH địa phương để tìm hiểu hoặc thông qua số điện thoại Đường dây nóng của Cục QLLĐNN để được tư vấn miễn phí…

Một chuyên gia khác nhận định, vấn đề thu phí cao, nhất là với thị trường Đài Loan, phần lớn nằm ở phần môi giới. Vừa qua, do thị trường lao động khan hiếm, nên nhiều công ty, doanh nghiệp cung ứng lao động ở Việt Nam đã sử dụng lực lượng trung gian, môi giới và điều này làm đội chi phí lên. Thêm nữa, chi phí cao cũng có thể bắt nguồn từ việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp nhằm có được đơn đặt hàng từ phía bạn. Các chi phí tăng đều "đổ lên vai" người lao động.

Thực tế thị trường XKLĐ thời gian qua cho thấy, đã có không ít doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép nhưng không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm và công khai danh sách tại trang web của Cục QLLĐNN. Trước khi đình chỉ 10 doanh nghiệp nói trên, Cục QLLĐNN cũng đã xử phạt khá nhiều doanh nghiệp vi phạm tuyển chọn, đào tạo, thu phí người lao động sang Đài Loan. Đó là Simco Sông Đà bị phạt 25 triệu đồng do quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động sang Đài Loan trái quy định; Công ty CP XNK Tổng hợp Sơn La (Solgimex) bị phạt 32,5 triệu đồng và đình chỉ 6 tháng do tuyển chọn, đào tạo, thu tiền trái phép của người lao động có nhu cầu sang Đài Loan…

Dư luận mong rằng cơ quan chức năng sớm có kết luận về mức độ vi phạm của 10 doanh nghiệp đang bị đình chỉ thời gian qua, nếu cần thiết có thể áp dụng "biện pháp mạnh" nhằm chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Thanh Hải - Ngọc Thủy

Nov 2, 2013

Hậu lao động xuất khẩu: Về nước tiêu hết tiền, lại thất nghiệp

Không có kỹ năng quản trị đồng tiền, với nhiều gia đình, số tiền tích cóp sau 3 đến 5 năm làm việc ở nước ngoài, thậm chí là 10 năm, cũng chỉ dành cho việc xây nhà mới, sắm các thiết bị phục vụ sinh hoạt mà không thực hiện được một sự thay đổi căn bản nào cho tương lai. Cá biệt có một số trường hợp, tiền tiết kiệm này không những không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn gây ra những vấn đề về tệ nạn xã hội như người thân của họ sử dụng vào các hoạt động phi pháp như đánh bạc, rượu chè...

Từ số ít chuyên gia Việt Nam bắt đầu ra nước ngoài làm việc ở những năm 1980, cho đến nay, Việt Nam đã có trên 500 ngàn lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gửi về nước khoảng 2 tỷ USD hằng năm. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học lao động xã hội về tình hình đời sống và việc làm của hơn 1.400 lao động trở về sau khi đi làm việc ở nước ngoài thì trên thực tế việc áp dụng các kinh nghiệm, tay nghề tích lũy được ở nước ngoài đối với việc làm trong nước không mấy hiệu quả.

Hiện ở ta có khoảng 66,33% trong tổng số đó làm công việc giản đơn; số người sau khi về nước mở doanh nghiệp, làm quản lý chỉ chiếm 0,8%; những việc làm có tay nghề công nhân kỹ thuật bậc cao chỉ có 0,3%. Cùng với đó, người lao động đi XKLĐ trở về rất hạn chế được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, giúp đỡ họ có thể tìm được việc làm phù hợp. Hầu hết người lao động phải tự bươn chải, tạo dựng cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc tìm việc làm mới (tương tự như trước khi đi làm việc ở nước ngoài).
Người lao động được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. Ảnh minh họa: TTXVN.
Người lao động được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. Ảnh minh họa: TTXVN.
Những kinh nghiệm làm việc, tác phong công nghiệp, cũng như kỹ năng tay nghề và ngoại ngữ của người lao động mặc dù đã được cải thiện nâng lên đáng kể nhưng lại không được tận dụng và phát huy. Và như thế, theo cách đánh giá của các chuyên gia về lao động, việc làm, thì đây là quy trình không khép kín, mới chỉ tạo được phần ngọn của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Không có kỹ năng quản trị đồng tiền, với nhiều gia đình, số tiền tích cóp sau 3 đến 5 năm làm việc ở nước ngoài, thậm chí là 10 năm, cũng chỉ dành cho việc xây nhà mới, sắm các thiết bị phục vụ sinh hoạt mà không thực hiện được một sự thay đổi căn bản nào cho tương lai. Cá biệt có một số trường hợp, tiền tiết kiệm này không những không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn gây ra những vấn đề về tệ nạn xã hội như người thân của họ sử dụng vào các hoạt động phi pháp như đánh bạc, rượu chè, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, có một số nhưng rất ít biết dùng một phần tiền tiết kiệm để đầu tư sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm cho bản thân và các lao động khác như một số thực tập sinh ở Nhật, lao động Hàn Quốc về. Có trường hợp rất thành đạt trở thành giám đốc doanh nghiệp (DN) sản xuất nhỏ, cũng có người đi làm cho DN nước ngoài tại Việt Nam với mức lương khá cao, thiết lập được công việc kinh doanh buôn bán với các đối tác nước ngoài có quan hệ từ khi làm việc ở nước bạn, có người tiếp tục sang nước khác làm việc.
Người lao động được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. Ảnh minh họa: TTXVN.
“Khi về nước, điều lo lắng nhất là việc làm” là tâm sự của các học viên tại lớp học hỗ trợ lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn.

Thời gian gần đây, đã xuất hiện một số hoạt động hỗ trợ lao động hồi hương như chương trình đào tạo và giới thiệu việc làm cho các lao động ở Hàn Quốc trở về đúng hạn để giới thiệu cho các DN Hàn Quốc tại Việt Nam của Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam (HRD); các hội chợ việc làm do Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với HRD tại một số địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này cũng chưa đạt được kết quả khả quan do mặt bằng tiền lương mà các DN này trả thấp.

Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước chia sẻ, hậu XKLĐ là một vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả của việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các dịch vụ hỗ trợ hiện còn đơn lẻ, chưa tạo được sự kết nối thường xuyên.
Lao động Việt Nam tại Nhà máy Nakashima, Nhật Bản.
Trong khi nhìn sang Philippines, một trong những quốc gia XKLĐ lớn nhất Đông Nam Á, số lao động có mặt ở nước ngoài bình quân khoảng 5 triệu người và thu nhập trung bình đạt khoảng 18-20 tỷ USD/năm. Chính phủ Philippines đã tham gia ngay từ khâu tuyển chọn, đào tạo trước khi đi cho đến khi người lao động trở về tiếp tục được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ người lao động hồi hương, như: sinh kế và phát triển nghề nghiệp, tư vấn kinh doanh hoặc đào tạo kinh doanh cho những người đủ vốn và muốn mở kinh doanh khi về nước (thông qua Cục Phát triển thương nghiệp vừa và nhỏ).

Cục Quản lý việc làm ngoài nước còn phối hợp với ILO để có những dự án thành lập các trung tâm đào tạo ở các vùng có nhiều lao động xuất khẩu. Chính phủ cũng đưa ra chính sách cho vay sinh kế đối với các gia đình là 100.000 Peso (khoảng 1.850 USD), cho vay hồi cư là 20.000 Peso (370 USD) và tối đa là 50.000 Peso (khoảng 925 USD đối với các khoản vay trợ giúp nhóm; đặt quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trong việc tạo điều kiện dễ dàng về tín dụng và sinh kế cho người lao động hồi hương.

Ông Hải cho rằng, cần giao trách nhiệm cho Sở LĐ-TB&XH các địa phương nắm chắc nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về, có phân tách theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, để có kế hoạch và giải pháp đào tạo lại, sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực này
Thu Uyên

Oct 29, 2013

Mức phí tối đa đi lao động tại Đài Loan là bao nhiêu ?

Mức phí tối đa đi lao động tại Đài Loan là bao nhiêu ?
Để chấn chỉnh công tác đưa LĐVN sang Đài Loan làm việc, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hoà vừa ký công văn yêu cầu các DN hoạt động dịch vụ đưa LĐVN đi làm việc tại Đài Loan thực hiện đúng các quy định về mức chi phí đối với LĐ đi làm việc tại thị trường này.

Cụ thể: Tổng chi phí của NLĐ khi đi làm việc trong các ngành công nghiệp tại Đài Loan không vượt quá 4.500USD/người/hợp đồng 3 năm. Trong đó, tiền môi giới tối đa 1.500USD; chi phí trước khi đi làm việc trong gia đình và chăm sóc sức khỏe tại Đài Loan không quá 3.800USD và tiền môi giới tối đa 800USD. DN có thể thỏa thuận với người LĐ việc ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng, nhưng mức tiền ký quỹ không quá 1.000USD/người/hợp đồng 3 năm.

Bộ LĐTBXH cũng yêu cầu các DN phải cung cấp tất cả hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí cho NLĐ. Ngoài ra, DN không được phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng pháp nhân để tổ chức tuyển chọn, thu tiền đưa LĐ đi làm việc tại Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào.

Mỗi chi nhánh của DN được uỷ quyền hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài chỉ được tổ chức tuyển chọn, đào tạo LĐ trước khi đi tại 1 địa điểm. Các DN phải báo cáo Cục Quản lý LĐ ngoài nước địa chỉ, số điện thoại nơi DN và chi nhánh tổ chức tuyển chọn, đào tạo LĐ, họ tên giám đốc chi nhánh và cán bộ trực tiếp thực hiện trước ngày 1.3.2012.

Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Ngọc Quỳnh nhấn mạnh: Đài Loan là một trong những thị trường XKLĐ trọng điểm của VN. Tuy nhiên, thời gian qua thị trường nổi lên nhiều tồn tại như: LĐ phải chịu các chi phí cao hơn quy định, nhiều LĐ bỏ ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, hiện tượng cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng pháp nhân để đưa LĐ đi làm việc tại Đài Loan diễn ra ở nhiều DN... đã ảnh xấu đến thị trường và gây thiệt hại cho LĐ. Ông Quỳnh cũng cho biết: Tới đây, cục sẽ thực hiện nhiều biện pháp như tổ chức các đoàn đi thanh tra tại DN, phỏng vấn LĐ tại sân bay, kể cả LĐ đã sang Đài Loan làm việc...

Nếu phát hiện người LĐ được tuyển chọn đi làm việc tại Đài Loan sau ngày 1.4.2012 phải chịu chi phí cao hơn quy định trên, DN sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu phát hiện DN tiếp tục vi phạm, cục sẽ phối hợp với phía Đài Loan thu hồi giấy phép đưa LĐ đi làm việc tại Đài Loan của các DN và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Oct 24, 2013

Trí thức đua nhau làm công nhân ở Đài Loan

Ở châu Á, định nghĩa thành công là có bằng đại học và có chân trong giới "cổ cồn trắng". Nhưng ở Đài Loan, ngày càng nhiều tiến sĩ và kỹ sư bỏ văn phòng đi làm công nhân để kiếm nhiều tiên hơn, hoặc sống thoải mái hơn.
Làm bánh là một trong những kỹ năng phổ biến mà dân văn phòng muốn học. Ảnh: BBC
Làm bánh là một trong những kỹ năng phổ biến mà dân văn phòng muốn học. Ảnh: BBC
Trí thức đua nhau làm công nhân ở Đài Loan
Tại Đài Loan, nhiều người đang bỏ đời sống văn phòng, tức là đi ngược với quan điểm truyền thống Á Đông về thành công. 

Mặc dù Văn phòng các Vấn đề Lao động của Đài Loan không có thống kê về số người làm nghề văn phòng hoặc có bằng cấp cao chọn nghề tay chân, các trung tâm đào tạo nghề trên hòn đảo này cho biết ngày càng đông người có học vấn cao, thậm chí có cả bằng tiến sĩ, tới theo học. 

"Cuộc sống hạnh phúc"

"Chúng tôi đang nhận thấy xu hướng này, có thể vì có quá nhiều người có bằng đại học trên thị trường lao động. Nhưng mọi người cũng không quá quan trọng bằng cấp nữa", Florence Kao, Chủ tịch Viện Phát triển Việc làm Đài Bắc, nói. "Họ nghĩ rằng nếu có mọt cái nghề, họ cũng có thể sống hạnh phúc". 

Hơn 77% dân văn phòng trả lời cuộc thăm dò trên mạng mới đây của ngân hàng địa phương Yes123 cho biết, họ sẽ sẵn sàng chuyển sang một nghề "áo xanh", ám chỉ lao động chân tay. Lý do chính là tìm việc "cổ cồn trắng" mà lại có lương cao rất khó.

Mức lương trung bình cho người mới tốt nghiệp đại học ở Đài Loan chỉ là khoảng 850 USD/tháng, tương đương mức khởi điểm của nhiều nghề tay chân, bà Kao nói. Tuy nhiên, trong khi lương cho dân văn phòng chỉ tăng lên tới nhiều nhất là 1.000 USD sau hai năm, một số công nhân "áo xanh", đặc biệt là thợ sửa ống nước và thợ điện, có thể kiếm tới 2.000 USD cũng sau bằng ấy thời gian.

Tính cả lạm phát, mức lương thực tế của người Đài Loan hiện nay thấp hơn mức họ có được cách đây 16 năm. Điều này đặc biệt gây thất vọng cho những người dành tiền và thời gian để học cao hơn. Trong khi đó, nhiều người "cổ cồn trắng" không được trả lương theo giờ, họ phải làm xong việc dù nó có lâu đến bao nhiêu đi nữa, mà không được trả thêm tiền. 

Các yếu tố này đang dẫn đến việc nhiều thanh niên phớt lờ kỳ vọng của cha mẹ họ về một nghề êm ái trong văn phòng máy lạnh, để đánh giá lại ý nghĩa thực sự của hạnh phúc nghề nghiệp. 

Truyền thông địa phương mới đây đưa tin về những người học cao làm nghề tay chân, ví dụ như một tiến sĩ bán gà rán kiếm sống. Có một làn sóng thanh niên Đài Loan đến Australia để nhận lương cao khi làm việc trong các trại chăn cừu và vườn cây ăn quả. Một số người khác gom góp tiền tích cóp được và vay tiền cha mẹ để mở tiệm ăn bên bờ biển, chọn mặc quần bơi thay vì complê và cravat. 

Từ bỏ ảo vọng

Đeo găng tay đầy dầu xe máy, Sam Wei, 28 tuổi, trông hoàn toàn khác với chính anh cách đây một năm. Anh bỏ nghề kỹ sư tại một công ty công nghệ cao để làm việc cho tiệm sửa xe máy của cha. Wei không hối tiếc về quyết định này, dù anh có bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật. 

"Tôi có rất nhiều kỳ vọng khi tham gia lực lượng lao động sau khi tốt nghiệp; tôi muốn học nhiều thứ, nhưng thời gian làm việc dài và mức thu nhập lại thấp hơn so với những thứ tôi đầu tư vào công việc", Wei nói. "Đó là lúc tôi quyết định bỏ việc công nghệ cao và trở về làm việc trong tiệm sửa xe máy của cha. Và cha tôi lúc đó đang gần đến tuổi nghỉ hưu". 

Thuyết phục cha không khó, nhưng mẹ anh phản đối kịch liệt. "Mẹ tôi nghĩ đó thật là một sự phí phạm lớn vì tôi có bằng thạc sĩ kia mà", Wei nói. 

Bạn bè đại học của anh cũng bị sốc. "Hầu hết mọi người nghĩ loại nghề này là bẩn thỉu và chỉ do những người không học hành làm. Nhưng tôi nghĩ điều đó không đúng, nó cần rất nhiều kỹ năng và tôi đang học được rất nhiều", Wei nói và cho biết anh dự định tiếp quản cơ nghiệp của cha.

Ông Chen từng có 40 nhân viên dưới quyền khi làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ảnh:BBC


Nicky Chen, 50 tuổi, từng là lãnh đạo cơ quan công nghệ thông tin của một quận, với 40 người làm việc dưới quyền. Ông hiện là thợ điện kiêm sửa ống nước, và kiếm được số tiền bằng một phần ba tiền lương của ông trước đây. Khi quận đổi lãnh đạo, ông bỗng thất nghiệp và không thể tìm được việc cùng lĩnh vực do tuổi đã cao. Không mở được doanh nghiệp, ông quyết định học lấy một nghề. 

Vì chưa có kinh nghiệm, ông Chen học để kiếm ba chứng chỉ trong vòng 4 tháng về ngành điện, sửa ống nước và gas. Công việc còn bao gồm cả sửa toilet. 

"Tôi xấu hổ đến nỗi ban đầu không dám để bạn bè và người thân biết. Trước đây, tôi là người ra lệnh cho người khác làm, còn bây giờ tôi phải tự làm và xử lý từng nhiệm vụ nhỏ một", ông Chen nói. 

"Tôi từng đau khổ, nghĩ mình đạt được thật nhiều thứ, giành rất nhiều giải thưởng, và học vấn cao, vậy vì sao mình lại đang làm việc này? Giờ thì tôi nghĩ đó là công việc tốt.

Tại sao tôi không thể làm chỉ vì tôi có bằng thạc sĩ chứ? Tôi có cảm giác thỏa mãn khi giúp đỡ mọi người sửa chữa đồ. Họ vui, tôi vui, thế là đủ với tôi", ông nói. 

Làm việc chân tay thấy hạnh phúc

Nướng bánh và nấu ăn là một trong những kỹ năng nghề phổ biến hơn đối với dân văn phòng. Ngoài ra còn có sửa chữa đồ viễn thông, mà theo bà Kao là một sự chuyển tiếp tự nhiên, vì họ thân quen với máy tính và các dụng cụ văn phòng. 

Chính quyền bị chỉ trích công khai vì không làm đủ mạnh để thúc đẩy kinh tế và tạo ra những công việc tốt, đặc biệt là cho những người mới tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên bà Kao coi xu hướng khám phá công việc chân tay là một điều tốt. 

"Quan điểm của người Hoa rất coi trọng việc học, nhưng nếu nghĩ cho kỹ, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ chúng ta cần hàng ngày đều do các công nhân "áo xanh" làm ra, khi bạn đi làm, con đường bạn đi, phương tiện giao thông bạn lái, tất cả đều do công nhân cung cấp. Vì vậy quan điểm của mọi người đang dần thay đổi, chúng ta bắt đầu thấy có nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng cho con học nghề hơn", bà Kao nói. 
Trí thức đua nhau làm công nhân ở Đài Loan
Tsai, từng là chuyên gia tài chính, giờ thích công việc mátxa. Ảnh: BBC


Tim Tsai, 29 tuổi, từng mặc complê tới công sở mỗi ngày, với tư cách cố vấn đầu tư tại một ngân hàng. Bây giờ, anh mặc đồng phục của nhân viên mátxa. Anh thích giúp mọi người giải tỏa căng thẳng. Anh cho rằng điều này ý nghĩa hơn việc cố gắng thuyết phục khách hàng của ngân hàng đầu tư vào một nền kinh tế toàn cầu không chắc chắn, để anh có thể kiếm hoa hồng và làm nhà băng vui. 

Anh làm khối lượng công việc tương đương trước đây, nhưng trong nhiều giờ hơn. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của gia đình, anh tin rằng mình đã có quyết định đúng. 

"Tôi không cảm thấy có đam mê đối với công việc trước. Tôi luôn nghĩ đến chuyện bỏ việc", Tsai nói. "Kể từ khi tôi bắt đầu mátxa cho mọi người, tôi thấy đây là một nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng, nó có thể giúp rất nhiều người, thậm chí chữa một số bệnh". 

Nếu môi trường dành cho nhân viên văn phòng ở Đài Loan không cải thiện, nhiều người có thể sẽ nối gót Tsai và tìm những lựa chọn khác, thậm chí cả những nghề ít ai nghĩ đến.

Cha mẹ anh, người yêu và bạn bè giờ thấy vui vì Tsai tìm được công việc anh thích. "Nhờ có trải nghiệm này, tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là làm điều bạn thích và bạn đam mê nó", Tsai nói. "Như thế, bạn sẽ không thấy mệt mỏi và lúc tỉnh dậy mỗi ngày, nghĩ về việc đi làm, bạn thấy hạnh phúc". 

Trọng Giáp (theo BBC)

Oct 22, 2013

Thị trường lao động Hàn Quốc mở cửa trở lại

Hiện cả nước còn khoảng 12.000 lao động đã vượt qua kỳ thi tiếng Hàn năm 2011 và 2012 vẫn đang bị gác hồ sơ sang Hàn Quốc làm việc vào cuối năm ngoái. Với những động thái mới nhất từ Chính phủ hai bên, nhiều khả năng trong thời gian tới, cơ hội sẽ mở ra.
Thị trường lao động Hàn Quốc mở cửa trở lại


Có thể cấp phép ngay trong năm 2013
Ngày 9-9, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam cùng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đã ký kết Thỏa thuận giữa Bộ Lao động 2 nước “về việc tiếp tục thực hiện quy trình đưa người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS)”. Theo bản thỏa thuận này, hai bên sẽ đàm phán để tiến tới ký kết “Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình Cấp phép việc làm” trong thời gian sớm nhất.
Cũng theo bản thỏa thuận này, có 3 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên giới thiệu với các chủ sử dụng lao động bên Hàn Quốc gồm những lao động đã đỗ các kỳ Kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012; những ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký Kiểm tra TOPIK – EPS tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra; những lao động đã về nước đúng hạn và đã đỗ kỳ kiểm tra EPS-TOPIK trên máy tính mà chưa sang lại Hàn Quốc. Nếu thuận lợi, những người lao động thuộc các đối tượng nêu trên có cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc ngay trong năm 2013.
Phải ký quỹ 100 triệu đồng
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS). Theo Quyết định này, từ 21-8-2013, người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Quyết định cũng nêu rõ, người lao động thuộc đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội khi đi làm việc ở nước ngoài được vay tối đa 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ.
Điểm đáng chú ý, số tiền ký quỹ này sẽ được hoàn trả (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn. Trường hợp người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng thì tiền ký quỹ sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra, nếu còn thừa sẽ được trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. Còn trong trường hợp người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc, tiền ký quỹ sẽ không được hoàn trả.
Với phương thức yêu cầu người lao động phải ký quỹ mới được sang Hàn Quốc làm việc, Bộ LĐ-TB&XH kỳ vọng, tình trạng lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước, bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ được hạn chế tối đa. Từ đó, uy tín và thương hiệu của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được nâng cao, nhất là không tái diễn tình trạng lao động Việt Nam bị phía Hàn Quốc “cấm cửa” tiếp nhận như thời gian qua.

Trao đổi với báo chí chiều 10-9, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mặc dù đã đi đến thoả thuận sẽ xúc tiến các giải pháp để ký lại biên bản ghi nhớ đặc biệt, tuy nhiên Hàn Quốc cũng yêu cầu chúng ta phải gấp rút hoàn thiện các thủ tục về ký quỹ, thành lập Văn phòng quản lý lao động tại Hàn Quốc, cũng như phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu số lượng lao động bỏ trốn do hết hạn hợp đồng chưa về nước.

                                                                                                            Theo An ninh thủ đô

Oct 19, 2013

LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CÔNG TY UY TÍN ĐỂ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CÔNG TY UY TÍN ĐỂ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CÔNG TY UY TÍN ĐỂ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN


Với mức lương cơ bản ở Nhật bản mà hầu hết các nghành nghề người lao động nhận được là từ 12.000 yên trở lên, tương đương với khoảng 26 triệu đồng. Nếu trừ ăn ở, bảo hiểm và phụ phí, người lao động vẫn để ra được một khoản kha khá.
Đó là chưa kể thời gian làm thêm, tăng ca được trả đúng theo luật lao động Nhật Bản. Vậy, làm thế nào người lao động có thể được xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận, được làm việc có thời hạn tại Nhật Bản? Làm thế nào để chọn lựa một công ty môi giới uy tín, tốt nhất giữa rất nhiều công ty được Bộ Lao động cấp phép? Làm thế nào để thời gian đi ngắn nhất mà lại tiết kiệm chi phí nhất?

Tất cả lao động phổ thông, lao động có tay nghề muốn làm việc tại Nhật Bản thì chỉ có một hình thức duy nhất là Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Bản chất là chương trình phái cử từ một công ty A tại Việt Nam phái cử lao động sang Nhật Bản làm việc với mục đích học hỏi và sau 3 năm tiếp tục trở về hoạt động tại Việt Nam. Nhưng thực chất thì chỉ diễn ra tại công ty liên doanh Việt Nhật, công ty vốn góp từ Nhật, công ty lấy công nghệ từ phía Nhật Bản,… Phần lớn các công ty môi giới tại Việt Nam có chức năng đào tạo, chọn lọc và hợp tác với doanh nghiệp Nhật đưa người lao động sang làm việc. Do vậy, chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có yêu cầu khá khắt khe, người lao động chỉ được tham gia một lần, và hạn hợp đồng tối đa là 3 năm (ký từ 6 tháng đến 3 năm). Thị trường Nhật Bản rất khó làm, do vậy tuy có rất nhiều công ty được cấp phép đưa người lao động sang Nhật Bản nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp làm tốt trong lĩnh vực lao động Nhật Bản này. Không ít người lao động có những lựa chọn doanh nghiệp đỡ đầu không phù hợp, hệ quả là mất mát về chi phí, tốn thời gian công sức học tập trong thời gian dài mà không thể thực hiện được nguyện vọng đi Nhật của mình. Vậy cần làm gì để có thể hiện thực hóa mong muốn làm việc tại Nhật Bản.

LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CÔNG TY UY TÍN ĐỂ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

1. Lựa chọn công ty có đầy đủ hồ sơ pháp lý là công ty đỡ đầu
Đó phải là công ty hợp pháp, có đầy đủ hồ sơ pháp lý hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi xuất khẩu lao động. Được Bộ lao động Thương binh và Xã hội cấp phép đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc. các bạn có thể tìm kiếm thông tin từ website của Bộ Lao động Thương binh và xã hội: http://dolab.gov.vn/

2. Công ty số lượng xuất cảnh hàng năm lớn
Thành công trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài của một công ty xuất khẩu lao động nằm ở số lượng xuất cảnh công ty đạt được.Một công ty có số lượng xuất cảnh sang Nhật hàng năm lớn chắc chắn đó là công ty uy tín, nhưng không dễ để biết được lượng xuất cảnh từ phía các công ty xuất khẩu lao động. Bạn phải đánh giá qua quan sát, nó nằm ở đơn tuyển dụng, quy mô trung tâm đào tạo, quy trình làm việc,…

3. Liên hệ trực tiếp với công ty
Liên hệ trực tiếp với cán bộ tuyển dụng trong các công ty xuất khẩu lao động là con đường ngắn nhất đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.

4. Phải đi con đường chính xác nhất
Để lựa chọn doanh nghiệp tốt nhất, người lao động phải có cái nhìn chính xác thi trường lao động nhắm đến
Trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc, mỗi thị trường đều có đặc thù riêng mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động muốn hoạt động tốt thì phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy luật đó. Trong thị trường lao động Nhật Bản, một người lao động là một sản phẩm hoàn hảo trong quá trình lựa chọn và đào tạo của công ty.Do vậy, đối với lao động Nhật Bản , trước tiên doanh nghiệp phải lựa chọn người khá khắt khe về: ngoại hình, tố chất. Bài thi cộng dồn và bài test IQ là không thể thiếu trong mỗi kỳ thi lựa chọn lao động Nhật Bản. Nguyên tắc tuyển người lao động của doanh nghiệp Nhật Bản là họ không lựa chọn người có kinh nghiệm mà lựa chọn người có thể đào tạo nhanh nhất và có nhiều tố chất phù hợp với công việc.

Công ty làm chuẩn nhất phải là cầu nối từ phía doanh nghiệp tiếp nhận Nhật Bản với người lao động. Doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp phỏng vấn và tuyển người, không giao phó cho công ty tại Việt Nam tuyển hộ.
Các đối tác tiếp nhận lao động từ phía Nhật Bản yêu cầu rất khắt khe nên quan trọng nhất người lao động trước khi tham gia phỏng vấn đều phải được đào tạo cơ bản về ngoại ngữ chào hỏi, văn hóa thông thường và cả ý thức kỷ luật được coi là “khô cứng” theo văn hóa Nhật Bản. Nếu nhân viên tư vấn nói sẽ để bạn thi tuyển với người Nhật, nếu trúng tuyển mới đào tạo thì bạn nên xem xét cho kỹ trước khi chọn công ty đó.

5. Phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp tiếp nhận
Công ty có bề dày trong lĩnh vực là công ty tốt nhất.
Hoạt động và phát triển càng lâu trong lĩnh vực đưa người lao động sang Nhật Bản thì chứng tỏ doanh nghiệp càng ụy tín. Không dễ gì làm việc được với doanh nghiệp Nhật Bản, muốn làm được thì phải đào tạo và giữ chân được người lao động. Mức thu nhập cho người lao động đi Nhật rất hấp dẫn, đời sống sinh hoạt tốt, cộng với việc chỉ được đi tu nghiệp sinh/thực tập sinh có một lần duy nhất (chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không tiếp nhận học việc đã từng xin visa đi Nhật) nên việc giữ chân người lao động là rất khó. Hết hợp đồng là người lao động sẽ trốn, đó là mong muốn làm việc nhưng là con dao giết chết doanh nghiệp phái cử và thế hệ sau. Hơn 90% tu nghiệp sinh Nhật Bản là người Trung Quốc, họ làm rất tốt vai trò của tu nghiệp sinh, hết 3 năm họ về nước và phát triển công việc theo ý muốn với kinh nghiệm làm việc và số vốn có được trong 3 năm. Nhật Bản không ưa gì Trung Quốc nhưng họ vẫn “phải” tiếp nhận do nguồn lao động tại Nhật Bản không dồi dào gì. Một người lao động trốn ra ngoài khi bị cơ quan chức năng bắt được, doanh nghiệp tiếp nhận bị xem xét, nghiệp đoàn quản lý bị xử phạt và lẽ dĩ nhiên nghiệp đoàn và doanh nghiệp đó không làm việc với công ty phái cử tại Việt Nam. Do vậy, công ty nào có thâm niên đưa người lao động đi Nhật chắc chắn là công ty uy tín

6. Cảnh giác với công ty phí thấp
Tư vấn phí không chính xác là cách làm khá phổ biến ở nhiều đối tượng tư vấn, đặc biệt là từ những tay môi giới – “cò” nhằm lôi kéo người lao động đi theo. Khi đã nộp một số tiền đặt cọc khá lớn đễ giữ chân thì sau đó sẽ có hàng loạt các khoản phí phát sinh thêm đổ lên đầu người lao động. Do vậy, khi chọn doanh nghiệp đưa người lao động đi Nhật thì không nên để chi phí làm yếu tố quyết định việc chọn doanh nghiệp

7.Tự lượng sức mình
Để tránh gặp hệ quả không hay thì người lao động cũng nên nhìn vào điều kiện mình có được trước khi tham gia chương trình lao động Nhật Bản tại bất kỳ công ty xuất khẩu lao động nào.
1, Tài chính gia đình không đủ
2, Điều kiện bản thân không cho phép
Ở độ tuổi 34-35 nhưng vẫn muốn phải đi Nhật bằng được, việc bị rơi vào tay những kẻ lừa đảo lao động xuất khẩu là khó trành khỏi
Ngoại hình quá kém, chiều cao + cân nặng thừa hay thiếu là bất lời rất lớn khi các bạn tham gia. Nên nhớ, bạn luôn phải đối đầu với 2-3 người khi doanh nghiệp Nhật tuyển chọn. Không nên tham gia nếu bạn không có nhưng ưu thế hơn người như kinh nghiệm công việc, tiếng Nhật hoặc vũ khí bí mật mà bạn cho rằng nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn. Để lao động tại Nhật, không phải cứ đóng tiền là đi được, bạn phải học thật, nghiêm túc và đấu tranh khi phỏng vấn
3, Coi thường công việc
Bạn nghĩ sang Nhật chỉ là đi lao động, lao động ở đâu cũng thế … như vậy là bạn đang tự làm khó mình. “Nhập gia thì tùy tục”, kỷ luật là điều mà doanh nghiệp Nhật nhìn vào đầu tiên, họ không bao giờ tiếp nhận bạn nếu bạn không cho họ thấy mong muốn sang Nhật làm việc của bạn
Luôn hướng đến thành quả mà bạn sẽ nhận được
Đi lao động tại Nhật khó, nhưng nếu người lao động theo đuổi thì chắc chắn sẽ đi được. Khi bạn chọn được doanh nghiệp tốt, bạn được tham gia quá trình đào tạo bài bản, được phỏng vấn với một vài doanh nghiệp tiếp nhận và thi tuyển liên tục chắc chắn bạn sẽ rút ra kinh nghiệm khi tiếp xúc với người Nhật, bạn sẽ biết cách lấy lòng nhà tuyển dụng.
Sau 3 năm, điều bạn nhận được không chỉ là khối lượng tích lũy tài chính trên 500tr:
Bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống
Bạn tiếp nhận được một nền văn hóa tiên tiến hơn Việt Nam nhiều năm, cách tạo ra giá trị vật chất của họ.
Bạn sẽ tự lập nghiệp không phải phụ thuộc vào gia đình. Với kinh nghiệm là việc tại Nhật và ngoại ngữ Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể công tác trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch và cũng có thể là sư phạm

Oct 17, 2013

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Cửa mở nhưng không dễ

Đơn đặt hàng yêu cầu nhân lực của Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy nhiên, những chính sách siết chặt trong quản lý trong thời gian lao động cũng được áp dụng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Thanh, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Nhật Bản là thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động bởi nhu cầu cần nhiều và mức lương khá cao. Hiện, Cục đang tiếp tục đàm phán với phía Nhật Bản nhằm tăng cường số lượng xuất khẩu lao động sang nước bạn.

Trái với lo ngại rằng, thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản sẽ sụt giảm sau thiệt hại của động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3 vừa qua, thị trường này lại bất ngờ trở nên sôi động. Cụ thể, nếu như trong 3 tháng đầu năm, trung bình, cả nước chỉ có hơn 200 lao động sang Nhật Bản làm việc mỗi tháng, thì trong tháng 4, đã có tới gần 600 người và tháng 5 là gần 500 người xuất cảnh sang thị trường này làm việc. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đặc biệt này là gì thưa ông?

Thảm họa động đất mạnh 8,9 độ Richter xảy ra ở miền bắc Nhật Bản cách thủ đô Tokyo 400 km ở độ sâu 20 dặm (32 km) đã gây thiệt hại lớn và gây ra sóng thần quanh Thái Bình Dương và sau đó dẫn đến sự cố ở nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima. Tuy nhiên, kể cả trong thời điểm nhạy cảm nhất toàn bộ TNS Việt Nam đều an toàn và làm việc bình thường, không có trường hợp nào tự ý bỏ về nước. Thậm chí, có nhiều TNS còn tình nguyện làm thêm giờ để góp tiền ủng hộ những nạn nhân của trận động đất, sóng thần. Với sự thể hiện đó, người lao động Việt Nam đã giành được thiện cảm đặc biệt trong mắt chủ sử dụng lao động ở đất nước này, bởi tinh thần trách nhiệm và tinh thần tương thân tương ái khi hoạn nạn xảy ra. Hiện nay, số lượng hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại Nhật Bản đăng ký tại Cục tăng cao so với trước. Các doanh nghiệp phái cử cũng cho biết, họ ký kết được nhiều đơn hàng với các điều khoản có lợi cho người lao động.

Được biết, Việt Nam sẽ cung cấp nhân lực cho cả những ngành nghề đòi hỏi chất lượng cao?

Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần.
Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần. (Ảnh: CTV)

Cục đang tiếp tục bàn bạc, đàm phán phía Nhật Bản để áp dụng chương trình đưa y tá, hộ lý VN đang làm việc trong các bệnh viện để sang làm việc tại đây. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nghiên cứu, lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật. Riêng với Cục, ngoài chương trình TNS, sẽ có thêm nhiều chương trình cao cấp dành cho đối tượng là kỹ sư có vốn ngoại ngữ tốt để có thể làm việc độc lập ngay.

Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần. (Ảnh: CTV)
Có một thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp đang đau đầu vì không tuyển đủ lao động sang làm việc ở những thị trường truyền thống ít đòi hỏi như Maylaysia, Đài Loan. Trong khi đó, Nhật Bản lại là thị trường đòi hỏi khá cao. Nếu vậy, vấn đề đáp ứng nhân lực sang Nhật Bản sẽ càng khó khăn?

Thực tế sang Nhật Bản xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay không còn khó như nhiều người vẫn lo ngại. Phía bạn đã sang tận VN để tuyển trực tiếp với yêu cầu trình độ cao hơn so với các thị trường lao động phổ thông Maylaysia, Đài Loan. Tuy nhiên người lao động lại không cần tay nghề cao, bởi phía bạn sẽ dạy nghề và trả lương TNS cho người lao động.

Mức thu nhập bình quân của mỗi TNS khoảng 80.000 – 100.000 Yên/tháng, tương đương 900 - 1.000 USD/tháng (hơn 20 triệu đồng/tháng/người). Công việc đang cần lao động Việt Nam nhiều nhất là cơ khí, may mặc, điện tử, nông nghiệp, chế biến thủy sản...Vì thế, Nhật Bản đang là địa chỉ hấp dẫn đối với sinh viên mới ra trường đã được đào tạo bài bản.

Mức chi phí mà người lao động phải trả để được sang Nhật làm việc là bao nhiêu thưa ông?

Hiện nay, chi phí tối đa không được 1 tháng lương (khoảng 1.000 USD/tháng/người). Ngoài ra, có DN còn đưa ra mức thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, vé máy bay, chỗ ở được hỗ trợ miễn phí toàn
bộ.

Trên 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh: CTV)

Trên 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh: CTV)

Lại thêm một thực trạng đã diễn ra tại Nhật là có đến 30% TNS đã bỏ trốn không về nước khi hết hạn hợp đồng lao động. Nhất là khi Nhật Bản áp dụng cơ chế, yêu cầu các chủ sử dụng lao động nước ngoài không nhận tiền đặt cọc của TNS (kể từ ngày 1/7/2010). Tình trạng này cũng đã diễn ra tại Hàn Quốc, khiến thị trường này lo ngại nên đã tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam?

Đây thực sự là vấn đề nan giải đã được Cục lường trước và rút kinh nghiệm. Tình trạng bỏ trốn sẽ hạn chế trong thời gian tới, bởi Cục đã yêu cầu các công ty phái cử và doanh nghiệp tiếp nhận thít chặt ngay từ khâu tuyển và đảm bảo các chế độ tốt nhất cho người lao động. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ mạnh tay hơn trong việc kiểm soát người lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, nếu TNS bỏ trốn bị bắt được sẽ trục xuất ngay về nước. Cùng đó, nếu chính sách trong nước tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận TNS về nước “cống hiến” kèm lẫn mức lương khá cũng sẽ hạn chế được tình trạng bỏ trốn này.

Xin cảm ơn ông!

Xuất khẩu lao động: Những tín hiệu tích cực

Dù khủng hoảng kinh tế và thị trường Hàn Quốc bị "đóng băng” nhưng tính trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã đưa được 62.616 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dự kiến mục tiêu đưa 80 ngàn lao động đi làm việc nước ngoài sẽ cán đích. Đặc biệt, năm 2013 là năm đột phá trong lĩnh vực XKLĐ chất lượng cao sang Đức, Nhật Bản.



Làm điều dưỡng tại Nhật Bản có thu nhập từ 40-50 triệu đồng/tháng

XKLĐ chất lượng cao: Tín hiệu vui

Nếu những năm trước, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có tới hơn 90% là lao động phổ thông, thì XKLĐ trong thời gian gần đây đang dần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động thay vì chỉ chạy theo số lượng. Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của Việt Nam đang dần hé mở. Cụ thể, những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý Việt sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi, tạo nên hy vọng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nghề điều dưỡng, hộ lý tại các nước phát triển.

Ông Nimonjima Osamu - Giám đốc Tổ chức phát triển Mạng lưới Nhân lực châu Á của Nhật Bản - cho biết, để bổ sung nguồn nhân lực trong ngành y tế, Nhật Bản đã mở cửa tiếp nhận điều dưỡng và hộ lý đến từ 3 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines và Indonesia. Gần đây, Bộ Y tế Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản vừa thông báo, trong những năm tới, nếu việc thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản làm việc có kết quả tốt thì mỗi năm Nhật Bản sẽ có nhu cầu tiếp nhận 500 điều dưỡng và hộ lý Việt Nam.

Trước đó, trong tháng 6-2013, khi triển khai lấy ý kiến về nhu cầu tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý Việt Nam, đã có 125 cơ sở y tế Nhật Bản đăng ký tham gia chương trình và đề nghị tiếp nhận đợt đầu tiên là 245 ứng viên hộ lý và 59 điều dưỡng viên Việt Nam vào năm 2014. Con số này gấp đôi số lượng ứng viên đã được tuyển chọn khóa 1 và đang đào tạo tiếng Nhật là 150 người cho thấy cơ hội việc làm tại Nhật là rất lớn. "Tuy số lượng lao động kỹ thuật sang làm việc tại Nhật Bản, Đức chưa nhiều nhưng nếu làm tốt, cứ đà này cánh cửa XKLĐ chất lượng cao sẽ rộng mở và không khó đối với Việt Nam - Ông Đào Công Hải nhấn mạnh.

Vẫn còn nhiều thách thức

Trước những nỗ lực từ phía Việt Nam, dự kiến trong tháng 10 này thị trường Hàn Quốc sẽ được nối lại. Đây được xem là tín hiệu khả quan góp phần xua tan nỗi lo lắng của hơn 11 nghìn lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn nhưng bị "gác” lại vì phía Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Đào Công Hải, thừa nhận, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức.

Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã đưa được 62.616 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ lệ rất ít với 439 lao động xuất cảnh, chủ yếu lao động về nước đúng hạn.

Trước thực tế này nhằm hạn chế số lao động bỏ trốn, Bộ LĐTB&XH đã có nhiều cuộc họp, làm việc với các địa phương nhằm tuyên truyền, vận động lao động về nước. Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải vẫn như "muối bỏ bể”. Thậm chí nhiều lao động ở Hàn Quốc nói thẳng với ngành chức năng rằng: Cơ hội sang Hàn Quốc lần thứ hai rất khó khăn nên dù biết sai vẫn cố ở thêm 1-2 năm nữa để "gỡ gạc” kiếm chút vốn”. Với tâm lý này, vấn đề kiểm soát lao động bỏ trốn thực sự rất gian nan - Ông Đào Công Hải nói.

Đáng lo ngại, theo ông Đào Công Hải dù chưa chính thức ký kết lại bản thỏa thuận EPS để khai thông thị trường Hàn Quốc nhưng tại nhiều địa phương, đã bắt đầu xuất hiện các loại "cò mồi” lừa đảo tiền NLĐ. Nhiều "cò mồi” đã tung tin thị trường Hàn Quốc mở cửa, nếu lao động có nhu cầu sẽ hỗ trợ để cho lao động đi nhanh hơn.

4 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên

Theo Bộ LĐTB & XH, nếu thuận lợi, 4 nhóm đối tượng thuộc diện ưu tiên sẽ có cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc ngay trong năm nay. Cụ thể gồm: 11.096 lao động đã đỗ các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012; 755 ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký kiểm tra TOPIK - EPS tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra; hơn 2.000 lao động về nước đúng hạn, đã đỗ kỳ kiểm tra TOPIK - EPS trên máy tính mà chưa sang lại Hàn Quốc và các lao động trong ngành ngư nghiệp.

                                                                                                                         Theo Đại đoàn kế

Oct 16, 2013

THÔNG BÁO TUYỂN LĐ LÀM THỰC TẠI ĐÀI LOAN Ngày 8/10/2013

THÔNG BÁO TUYỂN LĐ ĐÀI LOAN
Ngày 8/10/2013
Công ty VN
Công ty CP Nhân lực Thuận Thảo
NHÀ MÁY ĐÀI LOAN
P.HÒA - KHẢ TỤNG 
Địa điểm
ĐÀO VIÊN
Thời hạn hợp đồng
Đang cập nhật ... 
Nội dung công việc:
Mô tả công việc
Thực phẩm, làm bánh bao, bánh ngọt.
Thực phẩm, làm bánh bao, bánh ngọt.



Mức lương cơ bản
19.047 Đài tệ/tháng
Làm thêm
Bình quân 3-4h/ngày
Tiền ăn, ở
cung cấp ăn ở, có hỗ trợ tăng ca.
Dự kiến xuất cảnh
 tháng 11/2013
Thời hạn nhận Form
Từ 16/10/2013
Thời gian nhà máy tuyển trực tiếp
Sơ tuyển trực tiếp trong tháng 10.
Điều kiện Tuyển
Số Lượng
4 lao động
Giới Tính
Nam
Chiều cao
165 trở lên
Cân nặng
55 Kg trở lên
Tuổi
Từ 25 đến 35
Học Lực

Tình trạng hôn nhân

Ngoại ngữ
Không giới hạn
Kinh nghiệm, tay nghề
Ưu tiên ngoan.
Yêu Cầu Khác
ưu tiên lao động đi về rồi.

Mọi thông tin xin liên hệ phía dưới

Xem tất cảBài mới

Xem tất cảBài mới