Đào tạo

Quang cảnh lớp học dạy ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài

Chuyên nghiệp

Môi trường đào tạo và làm việc chuyên nghiệp đảm bảo cho người lao động có một hành trang vững chắc để tự tin đi làm việc tại nước ngoài.

Giờ thể thao của các học viên lao động

Hình ảnh các học viên đang vui chơi giải trí trong giờ thể thao tại công ty

Môi trường làm việc tại Đài Loan

Hình ảnh một lao động đã bay và đang làm việc tại một công ty ở Đài Loan

Nhà máy

Môi trường làm việc tốt.

Nov 28, 2013

Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động bằng “biện pháp mạnh”

Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động bằng “biện pháp mạnh”
Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) của các doanh nghiệp là động thái quyết liệt được Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tiến hành vừa qua.

Với việc ra văn bản yêu cầu 10 doanh nghiệp đưa người lao động sang Đài Loan tạm đình chỉ cung ứng lao động, giải trình về việc thu phí cao quá mức quy định, Cục QLLĐNN muốn làm rõ việc có hay không giữa các doanh nghiệp trong nước và công ty môi giới Đài Loan (Trung Quốc) thông đồng để tạo sức ép, thu thêm tiền của người lao động...

Thu phí quá cao, người lao động ký nợ khống

Ngày 31-10-2013, Cục QLLĐNN có hàng loạt văn bản do Cục trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh ký, yêu cầu đình chỉ việc cung ứng lao động sang Đài Loan, từ tháng 11-2013 đến ngày 5-12-2013, đối với 10 doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ XKLĐ, bao gồm Công ty CP Cung ứng lao động và dịch vụ xây dựng thủy lợi (Hycolasec), Công ty CP Cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng (Halasuco), Công ty TNHH MTV Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ, Công ty CP XNK Tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (Vinagimex), Tổng Công ty CP Thương mại xây dựng (Viettracimex), Công ty CP Xây dựng - dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO), Công ty CP Simco Sông Đà, Công ty CP XNK Than (V-Coalimex) và Công ty CP Cung ứng nhân lực quốc tế (Polimex).

Trao đổi với PV Báo Hànộimới trưa 27-11 về nguyên nhân của vụ việc này, ông Nguyễn Xuân Tạo, Trưởng phòng Đài Loan - Châu Âu, Cục QLLĐNN, cho biết: Vừa qua, trong thời gian từ ngày 16-7 đến 6-9, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Cục đã cử đoàn công tác sang Đài Loan phối hợp với Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc kiểm tra và phỏng vấn trực tiếp một số nhà máy có người lao động Việt Nam đang làm việc. Căn cứ vào phiếu người lao động trả lời, tình hình thực tế (người lao động có đơn thư gửi Cục QLLĐNN, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Ủy ban Lao động Đài Loan), Cục đã phát hiện 10 công ty ở Việt Nam thu phí đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan cao hơn so với quy định, người lao động phải lập giấy vay nợ khống không đúng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Cục QLLĐNN đã yêu cầu các doanh nghiệp này giải trình (chậm nhất 3 ngày trước khi thời hạn tạm dừng kết thúc) và phải có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết về việc thu phí cao hơn quy định, làm rõ việc người lao động đề cập là ký giấy vay nợ khống.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Đài Loan là thị trường xảy ra nhiều vi phạm của doanh nghiệp, chủ yếu là hành vi thông đồng với công ty môi giới nâng phí cao quá mức quy định. Theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, tổng chi phí của người lao động đi làm việc tại Đài Loan trong các ngành công nghiệp không vượt quá 4.500USD/người/3năm, trong đó tiền môi giới không quá 1.500USD/ người, tiền đặt đọc không quá 1.000 USD; giúp việc và chăm sóc sức khỏe không vượt quá 3.800USD/ người/3 năm và tiền môi giới không vượt quá 800USD/người. Tuy nhiên trên thực tế, người lao động đi làm việc tại thị trường này thường phải trả từ 5.000USD đến 7.000USD. Đây là bức xúc từ nhiều năm qua, mặc dù cơ quan chức năng thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử phạt nhưng cũng chỉ giải quyết được "phần ngọn".

Doanh nghiệp nói gì?

Trong số 10 doanh nghiệp bị tạm đình chỉ cung ứng lao động sang thị trường Đài Loan thời điểm này, dư luận đặc biệt quan tâm đến một doanh nghiệp nhà nước là "con cưng" của Bộ LĐ-TB&XH: Công ty SONA. Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực XKLĐ, chỉ tính riêng số lao động do công ty cung ứng sang Đài Loan thời gian qua đã lên đến hơn 5.000 người. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về văn bản ngày 31-10 vừa qua của Cục QLLĐNN, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Tổng Giám đốc SONA cho biết, công ty đang soạn thảo văn bản giải trình theo yêu cầu của Cục QLLĐNN. Bà Nga cũng khẳng định, công ty có đủ căn cứ để cam kết với cơ quan chức năng về việc không thu phí của người lao động quá quy định, càng không có việc công ty ép người lao động ký giấy vay nợ khống.

Khi được hỏi về 12 trường hợp NLĐ tại Đài Loan đã phải trả mức phí quá quy định, từ 4.500USD đến 6.300USD cho công ty - theo như điều tra của Cục QLLĐNN - để được xuất cảnh lao động, bà Nga lý giải: "Đó có thể là tổng hợp chi phí cho chuyến đi mà người lao động đã phải chi trả trên thực tế, trong đó ngoài mức phí phải nộp theo quy định, người lao động còn mất thêm một khoản không nhỏ cho các tổ chức hoặc cá nhân môi giới. Những người này có thể đã từng sang Đài Loan lao động, thông thạo "đường đi nước bước" nay hết hạn về quê lại đưa anh em, họ hàng, thậm chí làm môi giới cho người muốn đi lao động. Công ty không trả phí cho những người này nhưng bản thân người lao động phải chi một khoản, nhiều hay ít còn tùy vào trình độ hiểu biết của chính người lao động. Để kiểm soát tình trạng này, trước khi người lao động xuất cảnh, công ty luôn công khai đơn hàng, mức phí bao nhiêu để người lao động so sánh. Tuy nhiên có một thực tế là ít người lao động dám công khai số tiền phải trả cho môi giới vì thực chất chỉ là thỏa thuận miệng. Nếu phát hiện người môi giới thu chênh lệch quá nhiều, chúng tôi cũng sẽ can thiệp. Mới đây, một trường hợp đã phải trả lại 400USD cho người lao động khi bị công ty phát hiện, xử lý. Điều quan trọng là bản thân người lao động phải tỉnh táo, trực tiếp tìm đến những tổ chức đáng tin cậy khi có ý định ra nước ngoài làm việc".

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN cũng cho rằng, số người lao động bị lừa đảo mất tiền, thậm chí nhiều tiền để được ra nước ngoài làm việc chủ yếu là người ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức hạn chế. Vì vậy để tránh mắc bẫy "cò mồi" hay các tổ chức lừa đảo người lao động có nhu cầu ra nước ngoài làm việc nên tìm đến Sở LĐ-TB&XH địa phương để tìm hiểu hoặc thông qua số điện thoại Đường dây nóng của Cục QLLĐNN để được tư vấn miễn phí…

Một chuyên gia khác nhận định, vấn đề thu phí cao, nhất là với thị trường Đài Loan, phần lớn nằm ở phần môi giới. Vừa qua, do thị trường lao động khan hiếm, nên nhiều công ty, doanh nghiệp cung ứng lao động ở Việt Nam đã sử dụng lực lượng trung gian, môi giới và điều này làm đội chi phí lên. Thêm nữa, chi phí cao cũng có thể bắt nguồn từ việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp nhằm có được đơn đặt hàng từ phía bạn. Các chi phí tăng đều "đổ lên vai" người lao động.

Thực tế thị trường XKLĐ thời gian qua cho thấy, đã có không ít doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép nhưng không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm và công khai danh sách tại trang web của Cục QLLĐNN. Trước khi đình chỉ 10 doanh nghiệp nói trên, Cục QLLĐNN cũng đã xử phạt khá nhiều doanh nghiệp vi phạm tuyển chọn, đào tạo, thu phí người lao động sang Đài Loan. Đó là Simco Sông Đà bị phạt 25 triệu đồng do quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động sang Đài Loan trái quy định; Công ty CP XNK Tổng hợp Sơn La (Solgimex) bị phạt 32,5 triệu đồng và đình chỉ 6 tháng do tuyển chọn, đào tạo, thu tiền trái phép của người lao động có nhu cầu sang Đài Loan…

Dư luận mong rằng cơ quan chức năng sớm có kết luận về mức độ vi phạm của 10 doanh nghiệp đang bị đình chỉ thời gian qua, nếu cần thiết có thể áp dụng "biện pháp mạnh" nhằm chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Thanh Hải - Ngọc Thủy

Nov 2, 2013

Hậu lao động xuất khẩu: Về nước tiêu hết tiền, lại thất nghiệp

Không có kỹ năng quản trị đồng tiền, với nhiều gia đình, số tiền tích cóp sau 3 đến 5 năm làm việc ở nước ngoài, thậm chí là 10 năm, cũng chỉ dành cho việc xây nhà mới, sắm các thiết bị phục vụ sinh hoạt mà không thực hiện được một sự thay đổi căn bản nào cho tương lai. Cá biệt có một số trường hợp, tiền tiết kiệm này không những không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn gây ra những vấn đề về tệ nạn xã hội như người thân của họ sử dụng vào các hoạt động phi pháp như đánh bạc, rượu chè...

Từ số ít chuyên gia Việt Nam bắt đầu ra nước ngoài làm việc ở những năm 1980, cho đến nay, Việt Nam đã có trên 500 ngàn lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gửi về nước khoảng 2 tỷ USD hằng năm. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học lao động xã hội về tình hình đời sống và việc làm của hơn 1.400 lao động trở về sau khi đi làm việc ở nước ngoài thì trên thực tế việc áp dụng các kinh nghiệm, tay nghề tích lũy được ở nước ngoài đối với việc làm trong nước không mấy hiệu quả.

Hiện ở ta có khoảng 66,33% trong tổng số đó làm công việc giản đơn; số người sau khi về nước mở doanh nghiệp, làm quản lý chỉ chiếm 0,8%; những việc làm có tay nghề công nhân kỹ thuật bậc cao chỉ có 0,3%. Cùng với đó, người lao động đi XKLĐ trở về rất hạn chế được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, giúp đỡ họ có thể tìm được việc làm phù hợp. Hầu hết người lao động phải tự bươn chải, tạo dựng cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc tìm việc làm mới (tương tự như trước khi đi làm việc ở nước ngoài).
Người lao động được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. Ảnh minh họa: TTXVN.
Người lao động được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. Ảnh minh họa: TTXVN.
Những kinh nghiệm làm việc, tác phong công nghiệp, cũng như kỹ năng tay nghề và ngoại ngữ của người lao động mặc dù đã được cải thiện nâng lên đáng kể nhưng lại không được tận dụng và phát huy. Và như thế, theo cách đánh giá của các chuyên gia về lao động, việc làm, thì đây là quy trình không khép kín, mới chỉ tạo được phần ngọn của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Không có kỹ năng quản trị đồng tiền, với nhiều gia đình, số tiền tích cóp sau 3 đến 5 năm làm việc ở nước ngoài, thậm chí là 10 năm, cũng chỉ dành cho việc xây nhà mới, sắm các thiết bị phục vụ sinh hoạt mà không thực hiện được một sự thay đổi căn bản nào cho tương lai. Cá biệt có một số trường hợp, tiền tiết kiệm này không những không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn gây ra những vấn đề về tệ nạn xã hội như người thân của họ sử dụng vào các hoạt động phi pháp như đánh bạc, rượu chè, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, có một số nhưng rất ít biết dùng một phần tiền tiết kiệm để đầu tư sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm cho bản thân và các lao động khác như một số thực tập sinh ở Nhật, lao động Hàn Quốc về. Có trường hợp rất thành đạt trở thành giám đốc doanh nghiệp (DN) sản xuất nhỏ, cũng có người đi làm cho DN nước ngoài tại Việt Nam với mức lương khá cao, thiết lập được công việc kinh doanh buôn bán với các đối tác nước ngoài có quan hệ từ khi làm việc ở nước bạn, có người tiếp tục sang nước khác làm việc.
Người lao động được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. Ảnh minh họa: TTXVN.
“Khi về nước, điều lo lắng nhất là việc làm” là tâm sự của các học viên tại lớp học hỗ trợ lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn.

Thời gian gần đây, đã xuất hiện một số hoạt động hỗ trợ lao động hồi hương như chương trình đào tạo và giới thiệu việc làm cho các lao động ở Hàn Quốc trở về đúng hạn để giới thiệu cho các DN Hàn Quốc tại Việt Nam của Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam (HRD); các hội chợ việc làm do Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với HRD tại một số địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này cũng chưa đạt được kết quả khả quan do mặt bằng tiền lương mà các DN này trả thấp.

Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước chia sẻ, hậu XKLĐ là một vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả của việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các dịch vụ hỗ trợ hiện còn đơn lẻ, chưa tạo được sự kết nối thường xuyên.
Lao động Việt Nam tại Nhà máy Nakashima, Nhật Bản.
Trong khi nhìn sang Philippines, một trong những quốc gia XKLĐ lớn nhất Đông Nam Á, số lao động có mặt ở nước ngoài bình quân khoảng 5 triệu người và thu nhập trung bình đạt khoảng 18-20 tỷ USD/năm. Chính phủ Philippines đã tham gia ngay từ khâu tuyển chọn, đào tạo trước khi đi cho đến khi người lao động trở về tiếp tục được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ người lao động hồi hương, như: sinh kế và phát triển nghề nghiệp, tư vấn kinh doanh hoặc đào tạo kinh doanh cho những người đủ vốn và muốn mở kinh doanh khi về nước (thông qua Cục Phát triển thương nghiệp vừa và nhỏ).

Cục Quản lý việc làm ngoài nước còn phối hợp với ILO để có những dự án thành lập các trung tâm đào tạo ở các vùng có nhiều lao động xuất khẩu. Chính phủ cũng đưa ra chính sách cho vay sinh kế đối với các gia đình là 100.000 Peso (khoảng 1.850 USD), cho vay hồi cư là 20.000 Peso (370 USD) và tối đa là 50.000 Peso (khoảng 925 USD đối với các khoản vay trợ giúp nhóm; đặt quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trong việc tạo điều kiện dễ dàng về tín dụng và sinh kế cho người lao động hồi hương.

Ông Hải cho rằng, cần giao trách nhiệm cho Sở LĐ-TB&XH các địa phương nắm chắc nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về, có phân tách theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, để có kế hoạch và giải pháp đào tạo lại, sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực này
Thu Uyên

Xem tất cảBài mới

Xem tất cảBài mới