Đào tạo

Quang cảnh lớp học dạy ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài

Chuyên nghiệp

Môi trường đào tạo và làm việc chuyên nghiệp đảm bảo cho người lao động có một hành trang vững chắc để tự tin đi làm việc tại nước ngoài.

Giờ thể thao của các học viên lao động

Hình ảnh các học viên đang vui chơi giải trí trong giờ thể thao tại công ty

Môi trường làm việc tại Đài Loan

Hình ảnh một lao động đã bay và đang làm việc tại một công ty ở Đài Loan

Nhà máy

Môi trường làm việc tốt.

Oct 8, 2013

Tu nghiệp sinh - một công đôi việc

Tu nghiệp sinh - một công đôi việc
“Tối ưu” hơn xuất khẩu lao động vì những ưu đãi đặc biệt, nhiều năm nay các chương trình tu nghiệp sinh đã thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh. Hướng đi này đang là sự lựa chọn cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người có học lực trung bình, không thi đỗ đại học trong nước.

Phù hợp với mọi đối tượng

Trương Thanh Trọng quê ở xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa – Thanh Hóa). Trước khi quyết định đến với chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, Trọng theo học tại Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường (Thanh Hóa). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, hơn một năm học cao đẳng, Trọng phải vừa học vừa làm thêm tại một xưởng cơ khí nhỏ gần trường để có thêm tiền trang trải chi phí ăn học. Dù đã đi được gần nửa chặng đường nhưng tháng 3.2013, Trọng quyết định xin nghỉ học vì em thấy bản thân không phù hợp với ngành đã chọn. Được sự giúp đỡ và tư vấn của người thân, Trọng tìm hiểu và quyết định tham gia chương trình vừa học vừa làm tại Nhật Bản. “Mùng 10.7.2013 em sẽ chính thức vào ký túc xá của trung tâm học tiếng Nhật, khoảng 5 tháng sau sẽ thi và nếu kết quả tốt thì đầu năm 2014 sẽ đi Nhật theo diện vừa học vừa làm. Chi phí ban đầu khoảng hơn 200 triệu đồng gia đình em đã thế chấp để vay mượn, khoản tiền để chứng minh tài chính có công ty lo” – Trọng phấn khởi cho biết.

Lê Thanh Phong, cựu tu nghiệp sinh Nhật Bản theo diện vừa học vừa làm cho biết, anh đi theo chương trình này từ năm 2004 và về nước vào năm 2009. Trong 5 năm ở Nhật, có 3 năm Phong theo học một trường cao đẳng tại thành phố Tokyo, chuyên ngành marketing. Tốt nghiệp, anh ở lại thêm 2 năm để làm cho một công ty đã cộng tác từ thời sinh viên. Năm 2009 về nước, Phong có một số vốn kha khá, đồng thời thi tuyển làm nhân viên kinh doanh tại Công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu. “Khi về nước tôi còn có 2 cơ hội khác làm cho các công ty liên doanh của Nhật nhưng tôi lại hứng thú với công việc trực tiếp làm kinh doanh tại Công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu. Sau 3 năm công tác, hiện tôi giữ chức phó phòng kinh doanh cho một chi nhánh tại đường Láng – Hà Nội”, Phong chia sẻ.

Cơ hội tốt

Anh Nguyễn Văn Đức, cán bộ Trung tâm Đào tạo phái cử nhân lực Emico (Hai Bà Trưng – Hà Nội) cho biết, chương trình vừa học vừa làm tại Nhật Bản nhiều năm nay đã thu hút được rất đông học sinh tham gia. Ưu điểm nổi trội nhất của chương trình này là học sinh có thể vừa học vừa làm. Trong quá trình học, các em được giới thiệu công việc làm thêm phù hợp để trang trải chi phí học hành, ăn ở. Nếu khả năng tiếng Nhật tốt, năng động và tìm được công việc đúng sở trường, có em còn gửi được tiền về hỗ trợ gia đình.
Tu nghiệp sinh - một công đôi việc
Cũng theo anh Đức, du học sinh theo diện vừa học vừa làm thường được giới thiệu theo học tại các trường tại nhiều thành phố lớn của Nhật Bản như: Tokyo, Osaka, Chiba, Nagoya, Kyoto,... Mấy năm nay, đa số các công ty, trung tâm trong nước giới thiệu các trường ở thành phố Tokyo vì dù mức chi phí có đắt đỏ hơn nhưng các em lại có nhiều cơ hội tìm việc làm thêm và mức thu nhập cũng khá hơn các thành phố khác.

Ngoài ra, so với xuất khẩu lao động, tu nghiệp sinh còn không bị hạn chế thời gian lưu trú tại nước sở tại nếu được tiếp nhận vào làm tại các công ty, doanh nghiệp của nước này. Cơ hội tìm việc tại các công ty liên doanh với Nhật Bản tại Việt Nam cũng rộng mở vì người lao động đã có thời gian đào tạo bài bản tại chính quốc.

Quy trình tuyển dụng lao động

Quy trình tuyển dụng lao động
Quy trình tuyển chọn lao động:

1. Sơ tuyển

Sau khi có đơn đơn hàng tuyển dụng lao động, Công ty tiến hành gửi thông báo tuyển quảng cáo trên phương tiện truyền thông báo trí toàn quốc và các địa phương nhằm lựa chọn ra những ứng viên phù hợp và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Mặc dù Công ty luôn lưu giữ hồ sơ nguồn lao động dự trữ với đầy đủ thông tin về trình độ tay nghề và kinh nghiệm, cơ hội việc làm luôn mở rộng với các ứng cử viên khác.
Công ty sẽ bố trí chỗ ăn ở, phương tiện đi lại giúp người lao động hoàn tất các thủ tục nhanh gọn nhất. Quá trình thi kiểm tra tay nghề và tuyển dụng được đảm bảo với sự giúp đỡ của các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, trình độ tay nghề và kỹ thuật cao ở mọi ngành nghề, do các chuyên gia giám sát chuyên ngành hướng dẫn.
2. Kiểm tra sức khoẻ
Sau khi kiểm tra tay nghề Công ty sẽ tiến hành đưa lao động trúng tuyển đi kiểm tra sức khoẻ tại các cơ sở y tế có thẩm quyền theo tiêu chuẩn của đại sứ quán của nước tuyển dụng.
3. Đào tạo
Người lao động sẽ được đào tạo và học các khoá học định hướng trong vòng 3 tháng nhằm phù hợp với yêu cầu về trình độ tay nghề về ngành nghề của nhà tuyển dụng trước khi thi tuyển.
4. Thi tuyển/phỏng vấn

Các ứng viên sẽ được đại diện chủ sử dụng lao động kiểm tra trình độ tay nghề.
5. Đào tạo nâng cao
Những lao động trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao cả về kiến thức lẫn tay nghề để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
6. Xin visa/thị thực
Đơn xin cấp thị thực sẽ được chủ sử dụng lao động nộp cho đại diện sứ quán của nước sử dụng lao động theo dạng block visa hoặc giấy phép lao động.
7. Đặt vé và xuất cảnh
Chủ sử dụng lao động sẽ chuyển PTA hoặc các giấy tờ cần thiết, chi phí đi lại cho bên tuyển dụng sắp xếp xuất cảnh theo kế hoạch. Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục xuất cảnh cho người lao động.
8. Giáo dục định hướng trước khi xuất cảnh
Người lao động phải tham gia khoá học giáo dục định hướng trước khi xuất cảnh. Người lao động sẽ được cung cấp các thông tin về nghĩa vụ và trách nhiệm khi làm việc tại nước ngoài, những thông tin về điều kiện sống và làm việc tại nước sở tại cũng như những đặc điểm nổi bật trong luật lao động của nước sử dụng lao động.

Lao động VN bỏ trốn ở Đài Loan: Ta làm khổ ta?

Nghe đồng hương rủ rê, H bỏ trốn ra làm ngoài, thu nhập cao hơn nhưng rồi bị bắt, trục xuất về nước và đối diện với khoản nợ chưa thể trả.
Lao động VN bỏ trốn ở Đài Loan: Ta làm khổ ta?


1, 2, 3, trốn và cùng bần cùng!
Chúng tôi đến Trung tâm đào tạo XKLĐ Tralacen, gặp học viên Nguyễn Thị Dung (Can Lộc - Hà Tĩnh). Dung đang theo học để chuẩn bị đi XKLĐ Đài Loan qua Trung tâm XKLĐ Tralacen.

Dung kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về Nguyễn Thị Thơm, sinh năm 1987, bạn cùng quê với Dung. Nhà Thơm nghèo, bố mù, mẹ cũng tàn tật. Hai đứa em Thơm còn nhỏ dại. Không thể bám mãi vùng quê ""chó ăn đá, gà ăn sỏi"", Thơm quyết định theo bạn vào Sài Gòn lập nghiệp. Em làm đủ nghề (thậm chí làm cả gái quán bia ôm) để gửi tiền về nuôi gia đình và tiết kiệm cho bản thân. Để được đi XKLĐ, Thơm tự khai tăng tuổi và rủ Dung cùng sang Đài Loan để trốn đi làm gái, kiếm nhiều tiền. Cuộc sống bon chen một thời ở Sài Gòn khiến Thơm tinh ranh, lõi đời, chai sạn với những kiểu kiếm tiền như vậy. Tháng 7/2004, Thơm đi XKLĐ sang Đài Loan. Ngay ngày hôm sau, mọi người ở trung tâm được tin Thơm đã bỏ trốn. Thơm đang bị tạm giam tại Đài Loan. Bố mẹ và hai đứa em có thể chưa biết tin Thơm bị bắt...

Anh Tạ Hải Anh, cán bộ Trung tâm đào tạo XKLĐ Tralacen từng tiếp xúc nhiều với lao động trước khi đi XKLĐ, người ""ngăn chặn từ trong trứng nước"" những lao động có ý định bỏ trốn trước khi sang Đài Loan, kể về trường hợp của Nguyễn Thị Trà (Hà Tĩnh)... Chị Trà ký hợp đồng với Tralacen làm giúp việc tại Đài Loan vào tháng 12/2003. Trước khi đi XKLĐ Trà được một người đồng hương đang làm việc tự do tại Đài Loan hứa kiếm việc làm, thu nhập cao. Nhưng chị lại đánh mất số điện thoại của người này và theo sự sắp xếp của Tralacen, Trà vào làm giúp việc tại một gia đình thương nhân ở Đài Bắc. Thế rồi tình cờ chị gặp lại người đồng hương kia và nghe theo lời xúi giục bỏ trốn. Sau 2 ngày lang thang không kiếm được việc làm tử tế, tiền mang theo cạn dần, chị gọi điện về cho Tạ Hải Anh khóc và xin lỗi về việc mình gây ra. Hải Anh gọi điện sang nhờ cán bộ của Tralacen bên Đài Loan ""nói khéo"" gia đình chủ. Chị được quay trở lại làm việc. Tuy nhiên trường hợp được tiếp nhận lại như chị Trà chỉ đếm... trên đầu ngón tay!

Nhiều đại diện các DN XKLĐ Việt Nam tại Đài Loan cho biết, những năm 2000, 2001 khi VN mới tham gia thị trường Đài Loan, hầu như không có lao động VN nào trốn ra ngoài vì thị trường này quá mới mẻ, NLĐ lại không quen biết ai. Vốn bản chất hiền lành, ít hiểu biế, đa phần họ bị lôi kéo bởi các cô dâu VN và những lao động sang trước. Có những người kéo người thân trong xã, huyện sang để cùng trốn ra làm ăn ngoài .

Đặc biệt, lao động giúp việc thường bị các cô dâu VN lôi kéo, gạ gẫm ngay từ sân bay. Chuyện lao động VN bay sang Đài Loan giờ nào, ngày nào họ thuộc như "lòng bàn tay", luôn đứng chờ ở sân bay. Khi lao động xuất hiện, những cô dâu này đưa số điện thoại liên lạc khi muốn trốn với những lời lẽ hấp dẫn về cơ hội kiếm nhiều tiền.

Cũng có những lao động chuẩn bị tâm lý và thủ đoạn để trốn ngay từ khi đang học. Các trung tâm đào tạo luôn theo dõi chặt và đã phát hiện, ngăn chặn nhiều trường hợp. Quyết liệt hơn, có những trường hợp bị dừng hợp đồng ngay tại trung tâm đào tạo. Nhiều DN đã thực hiện biện pháp mạnh là kiểm tra đồ dùng cá nhân của lao động trước khi ra sân bay xuất cảnh. Nếu phát hiện thấy số điện thoại, địa chỉ ở Đài Loan, sẽ lập tức huỷ bỏ hợp đồng.

Đối diện với lo toan!
""Báo động đỏ"" về thị trường XKLĐ Đài Loan
Sáng 21/10, UB Lao động Đài Loan đã họp tại Đài Bắc về vấn đề lao động nước ngoài bỏ trốn. Chiều cùng ngày tại Hà Nội, Bộ LĐTB&XH cùng trên 100 DN cũng họp bàn những giải pháp cấp bách khi thị trường XKLĐ Đài Loan đang có nguy cơ đông kết.
Lao động VN bỏ trốn ở Đài Loan: Ta làm khổ ta?

Lao động N.V.H (Bắc Ninh) sang Đài Loan làm việc qua một công ty của Bộ GTVT kể: ""Tôi đi từ cuối năm 2003. Công việc đang ổn định ở Cao Hùng thì có mấy người cùng tỉnh sang trước đó và đã bỏ trốn tìm đến rủ ra ngoài làm việc, vừa tự do vừa lương cao. Thế là tôi cùng vài người nữa theo họ đi. Làm ngoài tuy vất vả, nguy hiểm và luôn đối diện với nguy cơ bị cảnh sát bắt bất cứ lúc nào nhưng thu nhập cao. Chúng tôi đều sắm được điện thoại di động, khi nào cảnh sát và các cơ quan chức năng sắp có chiến dịch truy quét lao động bỏ trốn thì lại thông báo cho nhau để trốn. Đến một lần, khi tôi đang làm không kịp trốn thì bị bắt và bị đưa về nước..."".

Bây giờ anh N.V.H đã trở về nước, phía trước là nợ nần chồng chất vì một phút ""dại dột""!

Chị Trần Thanh N. (Hà Tĩnh) sang Đài Loan làm giúp việc gia đình được gần một năm, vừa bị đưa về nước cách đây hai tuần cho biết, từ khi chuẩn bị sang Đài Loan chị đã được một người cùng làng đang làm ăn tự do ở Đài Loan hứa ""bảo lãnh"". Sang đến nơi, số điện thoại và địa chỉ liên lạc với người kia bị mất nên chị không tự tìm cách trốn được. Cứ thế, chị làm giúp việc cho một gia đình thương gia ở Đài Bắc được gần một năm. Thu nhập ổn định, gia đình chủ đối xử tốt. Chị cũng đã gửi một ít tiền về cho chồng con. Thế rồi bỗng nhiên chị gặp lại được người cùng làng kia. Chị ta hứa nếu trốn ra ngoài sẽ tìm được việc làm với thu nhập cao. Chị nghe theo và phải mất cho chị ta 1.500USD ""môi giới"". Làm được 2 tháng thì bị bắt và đưa về nước. Cũng như bao người lao động ""dại dột"" khác, chị N. cũng phải tự gánh hậu quả do mình gây ra. Đó là mấy chục triệu vay nợ ngân hàng...

Lao động tự tay ""khoá cửa"" thị trường!

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Giám đốc Trung tâm XKLĐ Tralacen cho biết, việc lao động bỏ trốn không những ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động chung cho các DN mà còn gây thiệt hại nặng nề cho chính DN đưa họ đi. Bà Nhàn đưa ra trường hợp cụ thể. Tháng 4/2004, Tralacen có hợp đồng cung cấp lao động cho Công ty Dệt Viễn Đông (Đài Bắc- Đài Loan). Lượt đi đầu tiên, 150 lao động sang làm việc ổn định, chăm chỉ.

Đến lượt thứ hai, trong 150 lao động thì có 5 người bỏ trốn. Tralacen vừa không thu được phí vừa bị Công ty Viễn Đông dừng tiếp nhận lao động những lao động đã đào tạo. Năm lao động bỏ trốn là Phạm Văn Cương (Bắc Ninh); Nguyễn Văn Hiệp (Hải Dương); Phạm Lương Bằng (Hà Tĩnh); Đoàn Đức Cường (Hải Dương) và Đoàn Văn Thuận (Thái Bình). Đến nay, Tralacen vẫn chưa tìm được một ai trong số 5 lao động này.

Thế Lê Vinh - Vietbao

Thông báo tuyển lao động làm việc tại Đài Loan từ 8/10/2013

THÔNG BÁO TUYỂN LĐ ĐÀI LOAN
Ngày 8/10/2013
Công ty VN
Công ty CP Nhân lực Thuận Thảo
Viện dưỡng lão
Công ty Dệt Nhuộm Hồng Châu
Địa điểm
Đào Viên – Đài Bắc
Thời hạn hợp đồng
Đủ : 03 năm  
Nội dung công việc:
Mô tả công việc
Dệt nhuộm
Mức lương cơ bản
19.047 Đài tệ/tháng
Làm thêm
Bình quân 3-4h/ngày
Tiền ăn, ở
2.500 Đài tệ/tháng
Dự kiến xuất cảnh
 tháng 11/2013
Thời hạn nhận Form
Trước 11/10/2013
Thời gian nhà máy tuyển trực tiếp
Sơ tuyển trực tiếp ngày 9 giờ 12/10/2013
Điều kiện Tuyển
Số Lượng
40 lao động
Giới Tính
Nam
Chiều cao
166 trở lên
Cân nặng
55 Kg trở lên
Tuổi
Từ 25 đến 35
Học Lực
Cấp 3 trở lên
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn
Ngoại ngữ
Không giới hạn
Kinh nghiệm, tay nghề
Ưu tiên có kinh nghiệm làm ngành dệt, không hút thuốc, ko uống rượu.
Yêu Cầu Khác
Không lấy lao động đã đi Đài Loan làm việc về


Mọi thông tin xin liên hệ phía dưới.

Phá đường dây lừa đảo xuất khẩu lao động

Trung tá Hoàng Văn Sự, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Gio Linh, Quảng Trị cho biết, CSĐT Công an huyện Gio Linh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với cả 3 đối tượng Nguyễn Minh Tuấn (trú thôn Nam Sơn, xã Trung Giang), Ngô Anh Tuấn (trú KP.4, P.3, TP.Đông Hà, Quảng Trị), Lê Đạo (trú huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng), về hành vi phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cuối tháng 7-2013, gần chục người dân ở các xã Trung Giang (huyện Gio Linh), thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) và các xã Triệu Trạch, Triệu Đông (huyện Triệu Phong) đồng loạt có đơn tố cáo hành vi lừa đảo của các đối tượng Nguyễn Minh Tuấn, Ngô Anh Tuấn, Lê Đạo đã lừa đảo bà con đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Hàn Quốc để chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền gần 900 triệu đồng. Xác minh nội dung đơn tố cáo là có thật, ngày 9-8-2013, Công an huyện Gio Linh đã xác lập chuyên án 139XK để điều tra làm rõ hành vi của các đối tượng.
Phá đường dây lừa đảo xuất khẩu lao động

Qua điều tra xác minh cho thấy, tháng 4-2012, sau khi một số bà con ngư dân ở Trung Giang do biết Minh Tuấn đang làm ăn ở Sài Gòn nên gọi điện hỏi có nơi nào tuyển người đi lao động tại Hàn Quốc không. Minh Tuấn liền liên hệ với Anh Tuấn lúc này đang ở Trảng Bom, Đồng Nai để hỏi lại. Anh Tuấn lại liên hệ với Lê Đạo (trú tổ dân phố 4D, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) để hỏi việc này. Sau đó, cả 3 đối tượng, đã bàn bạc, thống nhất chọn lấy một mẫu đơn tuyển dụng XKLĐ đi Hàn Quốc có ở trên mạng, sửa lại cho phù hợp với tên tuổi, địa chỉ, điều kiện tham gia tuyển dụng của người lao động… Đặc biệt, bọn chúng còn nghĩ ra cách nhanh lấy lòng tin của người muốn đi XKLĐ, là buộc họ phải cắt, nhập hộ khẩu vào tỉnh Lâm Đồng, nơi chúng bảo đang có tuyển dụng XKLĐ đi nước này. Ngoài ra, các đối tượng còn làm giả con dấu, chữ ký, giấy giới thiệu của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Lâm Đồng nhằm phục vụ hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đầu tháng 5-2012, chúng đưa 4 người ở Trung Giang vào Lâm Đồng, nhưng chỉ nhập khẩu được cho 3 người vào xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh. Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Lâm Đồng lại cho biết, không có tuyển người đi lao động tại Hàn Quốc với ngành nghề làm xăm lốp như trong các thủ tục hồ sơ bọn chúng viết sẵn... Nhưng Anh Tuấn đã kịp thời trấn an rằng y có nhiều người bà con làm việc ở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc… nên 4 người dân trên tin theo, mỗi người sau đó nộp 80 triệu đồng. Bằng thủ đoạn tương tự, các đối tượng đã lừa các bị hại còn lại với tổng số tiền gần 900 triệu đồng. Trong đó, riêng Nguyễn Minh Tuấn lừa đảo 2 người ở Triệu Phong, chiếm đoạt riêng 125 triệu đồng.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, sự phối hợp của Công an huyện Đạ Tẻh, Công an huyện Gio Linh đã bắt tên Đạo khi hắn đang trên đường trở về lại gia đình ở thị trấn Đạ Tẻh. Các đối tượng Minh Tuấn, Anh Tuấn cũng đã bị tóm gọn tại xã Trung Giang và TP.Đông Hà. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

CSĐT Công an huyện Gio Linh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với cả 3 đối tượng trên, cùng về hành vi phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hiện vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra mở rộng, Công an Gio Linh thông báo những ai là nạn nhân của các đối tượng, hãy đến Công an huyện trình báo nhằm phối hợp phục vụ công tác điều tra, xử lý nghiêm minh hành vi phạm tội của băng nhóm lừa đảo này.
Vĩnh Yên

Xem tất cảBài mới

Xem tất cảBài mới